CHÂN PHƯỚC BATTHYANY-STRATTMANN,
BÁC Sĩ QUẢNG ĐẠI CỦA HUNGARI
Trong chương trình chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Hungari từ ngày 28 đến 30-4 tới đây, sáng ngày 29-4, ngài sẽ đến viếng thăm Trung tâm Chân Phước Laszlo Batthyany-Strattmann, để gặp gỡ các nhân viên và các em bị khuyết tật về mắt và các tật khác. Trung tâm này do nữ tu Anna Feher (1947-2021) thành lập và có một vườn trẻ, một trường học và một trường nội trú. Trung tâm này mang tên một bác sĩ đã tận tụy hiến toàn cuộc sống cho sứ mệnh săn sóc các bệnh nhân và làm chứng tá cho Chúa trong đời sống gia đình cũng như nghề nghiệp, được phong chân phước ngày 23-3-2003 tại Roma.
THÂN THẾ
Laszlo Batthyany Strattmann sinh ngày 28-10-1870 tại Dunakiliti, Hungari, con thứ 6 trong một gia đình quí tộc từ lâu đời. 6 năm sau, gia đình di chuyển tới Kittsee-Koepcsceny nay thuộc lãnh thổ Áo vì nguy cơ thường xuyên nước sông Danube dâng cao.
Khi Ladislao được 12 tuổi, anh mồ côi mẹ khi bà mới được 39 tuổi. Cảnh mồ côi này để lại những vết sâu đậm trong tâm hồn người thiếu niên này. Anh thường nói: ”Tôi sẽ trở thành bác sĩ và chữa trị miễn phí cho người nghèo”
Mãn trung học, Laszlo trải qua vài năm trước khi chọn nghề. Theo ý của cha, anh sẽ phải quản trị gia sản của gia đình, vì thế Laszlo đăng ký theo học tại phân khoa canh nông ở đại học Vienne. Anh cũng học lý hóa, triết học, văn chương và âm nhạc. Năm 1896, 26 tuổi, Laszlo mới bắt đầu học y khoa cũng tại Vienne và đậu bác sĩ 4 năm sau đó.
Tuy còn là sinh viên, Laszlo thành hôn ngày 10-11 năm 1898 với nữ bá tước Maria Teresa Coreth, một phụ nữ có lòng đạo đức sâu xa. Cuộc hôn nhân này rất hạnh phúc và hòa hợp. Đôi vợ chồng được 13 người con.
Năm 1902, bác sĩ Laszlo Batthyany thành lập một nhà thương tư với 25 giường ở Kittsee và hoạt động tại đây, ban đầu như một bác sĩ toàn khoa, về sau, ông học thêm chuyên môn về giải phẫu và nhãn khoa. Trong thế chiến thứ I, nhà thương của bác sĩ được nới rộng thành một bệnh viện với 120 giường để săn sóc các binh sĩ bị thương.
Ông nổi tiếng là một bác sĩ giỏi và cư xử rất tế nhị với các bệnh nhân. Vì thế, rất nhiều người tìm đến xin bác sĩ chữa trị, đến độ sở hỏa xa Hungari đã thiết lập một ”xe lửa bệnh viện” đế chuyên chở họ.
Sau khi chú ruột Odon Batthyany Strattmann qua đời năm 1915, Ladislao thừa kế lâu đài Koermend ở Hungari và cả tước vị ”hoàng thân” và vì thế, tên ông trở thành Laszlo Batthyany Strattmann.
Năm 1920, gia đình ông dọn từ Kittsee về Koermend và dành một cánh của lâu đài mà ông được thừa kế làm nhà thương chuyên săn sóc những người bị bệnh mắt. Hồi đó, bác sĩ Batthyani đã nổi tiếng là một trong những chuyên gia nhãn khoa tài giỏi nhất tại Hungari và nước ngoài.
Người ta cũng biết ông là một bác sĩ của người nghèo nên nhiều người thuộc tầng lớp nghèo nhất trong dân chúng, không những từ thị trấn Kormend, nhưng cả nơi nơi khác, cũng đến xin giúp đỡ. Với những người nghèo ấy, bác sĩ Batthyani chữa trị họ tại nhà thương và chỉ xin họ đọc một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho ông. Hơn nữa, ông còn trợ giúp kinh tế cho các bệnh nhân nghèo và săn sóc họ cả về mặt tinh thần.
Trước khi thực hiện các cuộc giải phẫu, ông vẫn cùng các bệnh nhân cầu xin Chúa chúc chúc lành. Ông xác tin rằng trong tư cách là bác sĩ, ông chỉ thực hiện cuộc giải phẫu, nhưng việc lành bệnh ông coi là một ơn từ Thiên Chúa. Ông cảm thấy mình là một dung cụ trong tay Thiên Chúa.
Khi cho bệnh nhân xuất viện, ông tặng cho họ những ảnh đạo nhỏ và một cuốn sách tựa đề "Hãy mở mắt ra và hãy nhìn thấy”. Điều này cũng giúp đỡ họ về đời sống tôn giáo. Nhiều bệnh nhân biết ơn, và cả thân nhân của họ, coi ông như một vị thánh. Tương quan của ông với vợ cho đến cuối đời rất thanh thản. Cùng nhau, họ giáo dục con cái như những người kính sợ Chúa và lương thiện. Hằng ngày cả gia đình bác sĩ đều tham dự thánh lễ. Sau lễ, ông còn dạy các con với một huấn dụ ngắn về tinh thần Kitô giáo, và ủy thác cho các con một công tác cần làm, như một việc thiện. Mỗi tối sau khi đọc kinh Mân Côi, gia đình cùng nhau thảo luận về ngày vừa qua và cả công tác đã được giao phó.
Những tâm tình Kitô chân thành của bác sĩ Laszlo cũng được biểu lộ trong thử thách lớn nhất của cuộc đời, nghĩa là khi ông bị bệnh nặng. Ông viết cho Lilli, con gái của ông, từ nhà dưỡng bệnh ở Loew, Vienne: ”Ba không biết Chúa còn để ba chịu đau khổ bao lâu nữa. Chúa đã ban cho ba bao nhiêu niềm vui trong cuộc đời, vì thế, bây giờ 60 tuổi, ba cũng phải đón nhận thời kỳ khó khăn này với lòng biết ơn”.
Ông cũng nói với em gái: ”Anh hạnh phúc. Anh đau đớn kinh khủng, nhưng anh yêu mến những đau đớn của mình và anh cảm thây được an ủi vì anh chịu đựng những đau khổ này vì Chúa Kitô”
Ngày 22 tháng giêng năm 1931, bác sĩ Laszlo Batthyany Strattmann từ trần ở Vienne, sau 14 tháng bệnh nặng và đau khổ nhiều, hưởng thọ 61 tuổi. Ông qua đời trong tiếng thăm thánh thiện và được an táng tại mộ của gia đình ở Guessing.
Sau khi ông qua đời, bao nhiêu người cầu khẩn ông như vị chuyển cầu. Vì thế, Đức TGM giáo phận Vienne, cùng với Đức GM giáo phận Szombathely bên Hungari, ngày 30-4 năm 1944 đã mở án điều tra để xin phong chân phước. Nhưng rồi án này rơi vào tình trạng bị quên lãng. Nhờ sáng kiến của Đức Cha Stefan Laszlo, GM giáo phận Eisenstadt bên Áo, án này được mở lại vào năm 1982. Ngày 11-7 năm 1992, ĐTC Gioan Phaolô 2 cho công bố sắc lệnh nhìn nhận vị Tôi Tớ Chúa Batthyany Strattmann đã thực hiện các nhân đức Kitô giáo đến mức độ anh hùng.
Năm 1989, đã xảy ra một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi Tớ Chúa Laszlo: một bệnh nhân bị bệnh ung thư bất trị đã được khỏi bệnh một cách lạ lùng, không giải thích được về mặt khoa học. Vụ khỏi bệnh này được cứu xét chi tiết và 12 năm sau, được Ủy ban bác sĩ và thần học gia cứu xét và công nhận là đích thực. Sau cùng, ĐTC Gioan Phaolô 2 đã tôn phong bác sĩ Laszlo Batthyany Strattmann lên bậc chân phước cùng với 4 vị Tôi Tớ Chúa khác trong buổi lễ ngày 23-3 năm 2003, chúa nhật thứ 3 mùa chay, tại Roma.
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC
Trong bài giảng, sau khi nhắc đến 4 vị tân chân phước khác, ĐTC nói đến vị người Hungari và nói: ”Điều là yếu đuối là điều mạnh nhât của con người” (1 Cr 1,25). Những lời này của Thánh Phaolô Tông Đồ phản ánh lòng sùng mộ và lối sống của chân phước Laszlo Batthyany Strattmann, người cha gia đình và là bác sĩ. Ông đã dùng gia sản dồi dào của các tiền nhân quý tộc để săn sóc miễn phí cho những người nghèo và kiến thiết 2 nhà thương. Mối quan tâm lớn nhất của ông không phải là những thiện ích vật chất, và sự thành tựu và công danh sự nghiệp càng không phải là những mục tiêu cuộc đời của ông. Ông đã dạy và sống tất cả những điều ấy trong gia đình, và qua đó trợ thành chứng nhân đức tin tốt nhất cho con cái. Kín múc sức mạnh tinh thần cho bản thân từ Thánh Thể, ông chứng tỏ cho bao nhiêu người sự Quan Phòng của Chúa mang lại cho ông nguồn mạch sự sống và sứ mạng của ông”.
”Chân phước Laszlo Batthyany Strattmann không bao giờ đặt của cải trần thê lên trên thiện ích đích thực ở trên trời. Ước gì tấm gương đời sống gia đinh và lòng quảng đại liên đới Kitô của ông là một khích lệ cho tất cả mọi người trung thành sống theo Tin Mừng”.
Sáng hôm sau, 24-3-2003, ĐTC Phanxicô còn tiếp kiến chung tất cả các tín hữu hành hương về Roma dự lễ tôn phong 5 chân phước mới.
Khi chào thăm phái đoàn các tín hữu dự lễ phong chân phước Batthyany Strattmann, ĐTC nói: ”Những kỷ niệm về vị tân chân phước này gắn liển với nhân dân Hungari và Áo, cũng như chứng tá của Ngườm, một lần nữa nhấn mạnh thật là quan trọng dường nào đối với hòa bình và sự kiến thiết căn nhà chung của Au Châu, việc bảo vệ và chăm sóc các giá trị Kitô mà ông sống thực. Ước gì vị chân phước mới không phải chỉ là vị phù hội chúng ta khẩn cầu nhưng còn là một mẫu gương cần noi theo để can đảm thu-an theo tiếng gọi của Thiên Chúa!”
”Các tín hữu hành hương Hungari thân mến, như chân phước Laszlo Batthyany Strattmann, anh chị em cũng hãy trung thành với sứ mạng đã nhận lãnh phục vụ Tin Mừng”.
MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO PHU NHÂN BÁC SĨ
Đúng 20 năm sau khi phong chân phước cho bác sĩ Laszlo, Giáo Hội mở án phong chân phước cho phu nhân của ông: bá tước Maria Theresia Batthyany Strattmann.
Đức Cha Agedius Zsiflovicz, GM giáo phận Eisenstadt bên Áo, chủ sự thánh lễ đồng tế với Đức Cha Janos Szekely, GM giáo phận Szombathely, Hungari, trước khi mở án điều tra để để phong chân phước, vào cuối thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi sáng chúa nhật 19-3-2023 tại Vương cung thánh đường ở thành phố Guessing bên Áo. Đây là hai giáo phận giáp giới nhau ở vùng biên giới hai nước. Buổi lễ được đài truyền hình Áo (ORF 2) và Đức (ZDF) trực tiếp trình chiếu.
Nữ bá tước Maria Theresia Batthyany Strattmann (1876- 1951) đã giữ một vai trò nâng đỡ chồng là bác sĩ Laszlo Batthyany Strattmann trong đời sống đức tin và sứ vụ. Bác sĩ được đức tin sâu xa của vự nâng đỡ, và phát triển lòng sùng mộ đặc biệt đôi với Chúa: ”ƯỚC muốn yêu thương trọn vẹn và hành động phù hợp theo đó trong kinh nguyện, trong công việc như bác sĩ và như người chồng, người cha, đối xử với tha nhân và các bệnh nhân với lòng quí mến”.
BÀ MẸ KỊÊN CƯỜNG
TRANH ĐẤU CHO CON
Trên nguyệt san ”Jesus” số ra tháng 11 năm 1998 ở Ý, có đăng một mẩu chứng từ cảm động về một bà mẹ kiên cường chiến đấu chông lại bệnh tật của con.
Letizia, một cô bé 10 tuổi người Ý, đã được bà mẹ anh hùng tận tụy trợ giúp để vượt thắng mọi trói buộc của một cuộc sống tàn tật bẩm sinh.
Hồi năm 1988, vào một buổi tối nóng nực mùa hè, bà Maria sinh Letizia trong niềm hân hoan, mặc dù bà đã có 3 người con khác, một trai hai gái. Bà tâm sự: ”Lúc ấy, gia đình tôi đã có ba mặt con và vợ chồng chúng tôi đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn về mặt vật chất. Khi bất ngờ có thai, nhiều người khuyên tôi phá đi cho xong, nhưng tôi đã yêu thương bào thai trong bụng ngay từ khi mới mang bầu như đã từng và vẫn yêu thương các anh chị em của nó.
Đối với tôi, con cái là phép lạ lớn lao và tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa ban cho con người.”
Như mọi trẻ sơ sinh khác, Letizia chỉ ăn rồi ngủ hầu như suốt ngày khi mới lọt lòng mẹ. Tuy nhiên linh cảm bén nhậy của người mẹ làm cho bà Maria nhận ra được một vài dấu hiệu bất thường nơi đứa con yêu quý. Bé Letizia thường nằm co quắp hình chữ u, thốt những âm rất lạ từ cuống họng chứ không phản ứng bình thường như những hài nhi khác. Nhưng các bác sĩ đều trân an bà và nói rằng đây là đều bình thường vì trí não của bé Letizia chưa hoàn toàn phát triển. Con đường dẫn xuống địa ngục khởi đầu với các lần đi bác sĩ đầu tiên. Sau bao nhiêu cuộc khám nghiệm, bản án chung kết được bác sĩ chuyên khoa thần kinh báo cho bà Maria và chồng là ông Tony Costanzo biết: Letizia bị chậm trí nặng nề, tốt hơn cả là nên gửi cô bé vào một trung tâm chuyên môn và cam chịu số phận hẩm hiu của con.
Phản ứng đầu tiên của bà Maria là phẫn uất, hỏi tại sao Thiên Chúa lại gửi đến cho bà một gánh nặng dường này. Bà có cảm tưởng như bị bỏ rơi, phải dọ dẫm bước đi từng bước trong đêm đen tối. cả một thảm kịch đổ ập trên gia đình bà. Bà không thể nào nghĩ đến chuyện đem đứa con yêu dâu bỏ vào trung tâm chuyên môn chữa trị, một thứ nhà tù không có lính canh gác, để chờ chết.
Tinh yêu hiền mẫu thúc đẩy bà Maria ngẩng cao đầu cắn răng tiến tới, tranh đấu chống lại mọi loại bệnh bàn giấy hay thiếu sót cơ cấu tổ chức, không đầu hàng trước những lời chẩn bệnh mập mờ, không để cho sự tuyệt vọng xâm chiếm trọn tâm hồn và đẩy mình chìm sâu vào địa ngục đau khổ. Được sự trợ lực của chồng và của ba người con lớn,
bà Maria can đảm tìm cách giúp con gái yêu có đưực một cuộc sống xứng đáng hơn. Bao nhiêu là bác sĩ chuyên khoa óc và thần kinh đã khám nghiệm Letizia nhưng không đem lại được kết quả nào.
MỘT TIA HY VỌNG
Một ngày nọ, bà Maria nghe nói đến một bác sĩ người Mỹ là ông Carl Delacato, có phòng khám bệnh tại Napoli, Nam Ý. Tại đây, bác sĩ Delacato cũng đã thành lập một hiệp hội quy tụ những gia đình có con em bị bệnh về óc. Bác s ĩCarl Delacato tìm ra được căn nguyên bệnh trạng của Letizia: một vùng óc của cô bé bị bệnh làm biến thành một loại máy phóng đại tất cả mọi cảm thức, khiến Letizia không chịu đựng nổi và phản ứng bằng cách tự làm tê liệt hẳn hệ thống thần kinh. Thật tin này đã lìt một tia sáng hy vọng xé tan đêm đen bao phủ Letizia, bởi vì bác sĩ Dclacato đã có thể thiết định một chương trình chạy chữa nhắn mục đích hồi phục các sợi liên bào vùng não Synapse. Chương trình hồi phục này đòi hỏi sự hiện diện liên tục của ngươi lớn suốt nhiều giờ trong ngày bên cạnh Letizia, và riêng gia đình bà Maria thì không thể chu toàn hoàn hảo được trọn chương trình. Thế là từ đó, nhiều ngươi tự nguyện phục vụ thay phiên nhau đến ở hẳn trong gia đình này một thời gian để giúp bé Letizia.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, bé Letizia dần dần phục hồi các hoạt động tâm trí. Cơn ác mộng của gia đình bé đang từ từ qua đi và cô bé dỗ thương này lần mò thoát ra khỏi địa ngục bệnh tật ngoi lên với ánh sáng mặt trời. Đến tuổi đi học, Letizia được cắp sách đến trường như mọi trẻ em khác. Ngày nay 10 tuổi, Letizia chạy nhảy cười đùa huyên thuyên nói nhưsáo sậu với bạn bò và anh chị em trong nhà.
Nhìn con gái út cười nói, bà Maria thầm nghĩ nếu nghe theo lời khuyên của các bác sĩ cách đây 10 năm, có lẽ chẳng bao giờ Letizia còn sống được cho đến ngày nay. Trên cánh cửa nhà, bà cho ghi hàng chữ: ”lm lặng, Phép lạ đang xảy ra”. Phải, phép lạ đó chính là Letizia đang tiếp tục diễn ra hàng ngày với sự kiên trì tranh đấu của cả gia đình. Ông bà Tony Costanzo và Maria Bellini thành lập một hiộp hội mang tên Letizia, hiện diện trên cả liên mạng Internet, để giúp đỡ các gia đình cùng ở trong hoàn cảnh này có thê tìm dược lối thoát.
(La favola di Lcti/.in, .lesus, Novembre 11-I99H)
Trang - Anh (Báo Mục Vụ - THụy sĩ)