Thứ Hai, 25 Tháng Sáu, 2012

Đức Bà FATIMA (1917)

Đức Bà FATIMA (1917)

Lời nói đầu

Năm 1917, Đức Bà Maria đã hiện ra cho ba trẻ mục đồng tại làng Fatima, nước Bồ Đào Nha (Portugal). Theo con mắt của người đời, mục đồng là hạng quê mùa, chất phát, ít học, song lẽ đã được Đức Bà chọn để rao truyền sứ điệp cứu vãn nhân loại, cho khỏi cảnh trầm luân.

Sự việc ấy làm cho ta giám nghĩ rằng mục đồng là hạng người được Chúa yêu chuộng cách đặc biệt. Mục đồng hay mục từ đã xuất hiện từ buổi ban đầu sau khi Thiên Chúa tạo dựng trời đất. Người mục đồng đầu tiên là Abêlê, thứ nam của nguyên tổ Adong và Evà (Sáng thế đoạn 4 câu 2)

Tổ phụ Abaraham đã là mục tử trước khi Thiên Chúa truyền phải rời khỏi nhà thân phụ là Térah xứ Haran, để đi đến vùng đất do Chúa ban cho (Sáng thế đoạn 12 đến đoạn 25). Để tránh sự thù hằn của Esau, tổ phụ Giacóp phải lánh nạn tại nhà cậu ruột là Labăng. Giacóp đã làm mục từ chăn chiên cừu cho cậu suốt 14 năm liền để cưới được Lêa và Rachel. (Sáng thế từ đoạn 28 và kế tiếp)

Để cứu dân Israel khỏi làm nô lệ, cho Ai Cập, Thiên Chúa đã chọn Môisen sau khi Môisen trốn khỏi cung điện Pharaon, đi đến Madian. Môisen làm mục tử chăn giữ chiên cừu cho nhạc phụ là Jéthro (sách xuất hành từ đoạn 3 và kế tiếp). Đến khi vua Saul, vì không tuân lệnh của Thiên Chúa nên bị Chúa truất phế. Thiên Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà ông Jessé, xức dầu cho David phong David làm vua Israel, bấy giờ David đang chăn chiên ở ngoài đồng (Sách Samuel 1 đoạn 16 từ câu 1 và kế tiếp). Trong cựu ước cũng có nhiều mục tử đang chăn gia súc, cũng được Thiên Chúa chọn sai đi làm tiên tri.

Trong Tân Ước, khi Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh trong hang Bê-Lem, thì hạng người được Thiên Chúa báo tin mừng đầu tiên là các mục đồng (Luca đoạn 2 từ câu 8 và kế tiếp).

Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng; thời gian còn sống với Đức Mẹ và thánh Giuse, có lẽ Chúa Giêsu cũng đã từng làm mục đồng, cho nên lúc đi rao giảng Tin Mừng về Nước Trời, Chúa Giêsu đã tự xưng mình là mục tử hiền lành. Ngài đã nêu lên rỏ ràng từng chi tiết về nhiệm vụ của một mục tử (Gioan đoạn 10 từ 1 đến 16). Trưóc khi ngự về Trời, Chúa Giêsu đã lập Phêrô làm mục tử chăn dắt chiên con chiên mẹ của Chúa (Gioan đoạn 21 từ câu15). Kế vị Phêrô thì có các Đức Giáo Hoàng; kế vị các tông đồ và môn đệ thì có các Đức Giám Mục và Linh Mục, cũng đều là các vị mục tử chăn nuôi săn sóc chiên mẹ và chiên con trong Hội Thánh là công đoàn dân Chúa.

Như vậy địa vị của mục đồng, cũng thật là đáng gía lắm.

Phần thứ nhất

1. Fatima

Làng Fatima ở vào trung tâm nước Bồ Đào Nha, cách Đại tây Dương độ 30 Km. Về lịch sử, địa danh nầy, hồi xa xưa, đã bị quân Maures (Hồi Giáo) thôn tính và Fatima là tên của ái nữ Mahomet. Ngày nay, Fatima là một làng ở trung tâm điểm chung quanh có đông đúc nhà cửa của dân chúng, lập thành một giáo xứ.

Cách Fatima độ 1 Km, có thôn Aljustrel là nơi sinh trưởng của ba trẻ mục đồng được trông thấy Đức Bà hiện ra năm 1917. Gần Aljustrel, về phía tây, trên đồi Cabeco toàn trồng cây ô-liu, là nơi thiên thần hiện đến cho ba trẻ mục đồng năm 1916. Cách Fatima độ 2 Km về phía tây, có mấy thung lũng gọi là Covada Iria, là nơi mà Đức Bà hiện ra cho ba em mục đồng năm lần.

Tại thung lũng Valinhos, và ở giữa Aljustrel và Locado Cabeco, Đức Mẹ hiện ra một lần. Đến Fatima khách hành hương hoặc du lịch, không thể không đến viếng :

1. Nguyện đường Hiện ra, xây ngay nơi có cây sồi mà Đức Mẹ đã đứng khi Ngài hiện ra.

2. Vương cung thánh đường nơi ấy có ngôi mộ của Phanxicô và Jacinta. Chiếc đại phong cầm có đến 13.000 ống tháp cao 65 mét, bộ chuông gồm có 63 cái. Chuông lớn nhất cân nặng 12.000 Kg, thánh giá và mũ triều thiên trên tháp cân nặng 8000 Kg.

3. Nguyện đường Thánh Thể, ở vào đằng sau nguyện đường hiện ra. Tại đây, có người túc trực chầu Thánh Thể suốt đêm ngày.

4. Tại Aljustrel có nhà của Phanxicô và Jacinta và nhà của Lucia, sau nhà có giếng nước, là nơi thiên thần hiện ra lần thứ nhì.

5. Les Valinhos, ở về phía tây Ajustrel là nơi Đức Bà hiện ra ngày 19-8-1917

6. La Loca Do Cabeco, cũng về phía tây Aljustrel, là địa điểm thiên xứ hiện ra lần thứ nhất và thứ ba.

7. Toàn bộ tượng 14 chặng đàng đàng thánh giá, bắt đầu từ bồn binh đầu xóm Cova da Iria lên đến đỉnh đồi Cabeco. Trên đồi có bộ tượng Calvariô và nguyện đường kính thánh Xitêphanô.

Hằng tháng, cứ đến ngày 13, có hành hương. Song ngày 13 tháng 5, hành hương long trọng, có hàng vạn khách hành hương tham dự. Mỗi cuộc hành hương, thường có thánh lễ, lần hạt mân côi, rước kiệu đèn, chầu Thánh Thể, ban phép lành cho bệnh nhân.

2. Nguồn hy vọng phát xuất từ Fatima.

Những năm 1916-1917, là những năm đen tối nhất trong lịch sử các dân tộc Âu Châu. Các cường quốc cấu xé nhau trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Đệ nhất Thế Chiến đã giết hại hàng triệu người.

Năm 1917, tại Nga, cách mạng Bolchevique bùng nổ đưa nhân loại đến thuyết vô thần, bách hại tôn giáo, nhất là công giáo. Đạo công giáo bị xem là thuốc phiện mê hoặc lòng người. Cộng sản Xô-Viết chối bỏ hẳn giá trị thiêng liêng của nhân loại. Trong những năm ấy, tại Fatima nước Bồ Đào Nha, thiên thần hòa bình của Đức Trinh Nữ, Mẹ của Thiên Chúa và cũng là Mẹ của loài người đã hiện ra cho ba trẻ mục đồng. Truyền xứ điệp Hòa bình, Hy vọng và Yêu thương.

Riêng về nước Bồ Đào Nha, được độc lập từ năm 1143. Diện tích 90.000 cây số vuông. Dân số khoảng 9.000.000, ở về phía tây nước Tây Ban Nha trong bán đảo Ibérique, nhìn ra Đại Tây Dương. Người Bồ Đào Nha có tiếng là dân chuyên môn vượt trùng dương, thám hiểm những vùng đất đai xa lạ, mang đến cho dân bản xứ còn bán khai lắm điều hay ho tốt đẹp, song cùng một lượt, cũng mang đến cho địa phương của thiên hạ những điều xấu xa tồi bại của nền văn minh vật chất Âu Châu. Liên minh với các cường quốc tân tiến, Bồ Đào Nha cũng chiếm được nhiều thuộc địa ở Á Châu như Goa của Ấn độ và Ma Cao của Trung Hoa. Tại Châu Phi, các nước Mojambique, Angola, cũng đã là thuộc địa của Bồ Đào nha.

Năm 1917, tình hình chính trị kinh tế và xã hội, của Bồ Đào Nha qúa bi đát, hầu như tuyệt vọng. Các chính phủ thay nhau làm cách mạng liên tiếp song cũng không thể ổn định được các vấn đề nhân sinh nội địa; về quân sự thì lưởng đầu thọ địch vì có chiến tranh với nước Pháp và Phi Châu.

Đại đa số dân Bồ Đào Nha là hạng nghèo nàn vật chất, quê mùa chất phát, ăn ngay ở lành, mẩn cán làm ăn. Về phương diện tôn giáo thì họ bị chính quyền chủ trương chống giáo hội Roma. Năm 1913, Afonsô Costa chuẩn y đạo luật tuyệt giao với Giáo hội, dám tuyên bố « Nhờ đạo luật này, nội trong hai thế hệ, Bồ Đào Nha sẽ triệt hạ hoàn toàn đạo công giáo ». Học sinh các trường mang biểu ngữ « Vô thần », « Vô tôn giáo » diễn hành khắp phố phường đến thôn quê.

3. Ba em mục đồng

Trong sách Phúc âm, còn nhiều đoạn đề cặp đến nhơn đức khiêm nhượng rất cần thiết để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Đức Bà Maria đã theo đường lối ấy khi Ngài chọn ba trẻ mục đồng khiêm tốn để truyền mệnh lệnh của Ngài cho thế giới hiện đại của chúng ta. Ba trẻ mục đồng ấy là người bình thường hoàn toàn, chẳng có gì khác biệt với các trẻ em cùng lứa tuổi, công tác chính của chúng nó hằng ngày là chăn giữ đoàn chiên cừu của gia đình.

Em lớn nhất là Lucia, sinh ngày 22-3-1907, da mặt sạm đen vì dầm sương giải nắng, mắt đen và trong sáng, lông mày đặm, tóc đen huyền, mũi hơi tẹt, miệng rộng, môi dày, tính nết dịu hiền và luôn luôn tỉnh táo. Lucia rất thương yêu trẻ em.

Franciscô, em họ của Lucia, sinh ngày 11-2-1908, khuôn mặt tròn trỉnh và hơi mập, miệng bé gọn, con người khỏe mạnh, ôn hòa tốt nết, dể tiếp xúc, thích thổi sáo, mến thiên nhiên.

Jacinta, em ruột của Franciscô, sinh ngày 11-3-1910, cô bé rất đàng hoàng, mặt cũng tròn trỉnh, đôi mắt sáng và lanh, môi mỏng, cằm ngắn gọn, tính tình đa cảm. Jacinta mộ mến khắng khích với Lucia. Điều đặt biệt nơi Jacinta là ưa chuộng thật thà ngay thẳng, không bao giờ dối trá phỉnh người, có sao nói vậy. Jacinta mến đàn chiên của mình, thích hoa, thích ngắm sao trên trời, tâm hồn ngây thơ, Jacinta gọi mặt trăng là ngọn đèn của Đức Bà và Jacinta rất thích đọc kinh cầu nguyện.

Ba trẻ nầy, con người bình thường không có gì khác biệt với các trẻ con cùng lứa tuổi, được bố mẹ nuôi nấng dạy dỗ theo đức tin công giáo, được Đức Bà chọn để từ Fatima truyền sứ điệp cho nhân loại sống không tình yêu, không hy vọng, không hòa bình

4. Những lần thiên xứ hiện đến

Trong Cựu Ước, đối với dân Israel, cũng như trong Tân Ước đối với Giáo hội, Thiên Chúa cũng thường sai thiên thần rao truyền sứ điệp của Ngài cho nhân loại hiểu được lời của Chúa và thánh ý của Ngài.

Tại Fatima, năm 1916, khoảng gần một năm trước khi Mẹ Thiên Chúa hiện đến, thì có một thiên thần đến tiếp xúc ba lần với ba trẻ mục đồng. Thiên sứ đến, làm vai trò tiền hô của Đức Bà và của những biến cố trọng đại, dọn tâm hồn của ba trẻ mục đồng hiểu sứ điệp của Đức Bà; sứ điệp ấy không ngoài sứ điệp Phúc âm.

Thiên sứ hiện ra lần thứ nhất.

Mùa xuân năm 1916, thiên sứ hiện ra tại đồi Loca do Cabeco gần Aljustrel. Hôm ấy các em không nhớ ngày trời mưa và cả ba trẻ em đều núp trong một hang đá. Khi trời sáng ra, ba em vẫn chơi đùa với nhau ở đấy, rồi từ hướng đông có một vừng ánh sáng lạ lùng tiến đến nơi các em. Khi vừng sáng đến gần, các em thấy trong vừng sáng ấy có hình dáng của một cậu thanh niên, tuổi độ 14 hoặc 15 rất đẹp trai, trắng hơn tuyết và trong hơn pha lê bị tia sáng mặt trời chiếu xuyên qua. Cậu thanh niên tiến đến và nói : « Các em đừng sợ. Ta là thiên sứ hòa bình. Các em hảy cùng cầu nguyện với ta ». Thiên sứ qùy xuống sấp mình, mặt sát đất. Ba em cũng qùy xuống. Thiên sứ đọc trước cho các em lập lại, ba lần lời nguyện như sau : « Lạy Chúa con tin, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Con xin Chúa cho những ai không tin Chúa, không thờ phượng, không trông cậy và không mến Chúa ».

Sau đó, thiên sứ đứng dậy và nói : « Cầu nguyện như thế, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Thánh Tâm Mẹ Maria chú ý nghe lời các em kêu xin ». Nói xong, thiên sứ biến đi. Suốt hôm ấy và cả hôm sau, ba em mục đồng cảm thấy như bị sự hiện diện của Thiên Chúa xâm chiếm tâm hồn mình, đến nổi các em không nói được gì với nhau.

Hiện ra lần thứ nhì.

Sau đó độ hai tháng, trong mùa hè năm 1916, trong lúc ba trẻ mục đồng đang chơi với nhau cạnh giếng nước đàng sau nhà của Lucia, thì bổng chốc cũng một thiên sứ ấy hiện đến, hỏi các em : « Các em đang chơi trò gì đó? Các em hãy cầu nguyện đi, cầu nguyện cho thật nhiều, Trái tim cực thánh cực trọng của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ đang có những dự án công tác rất nhân lành dành riêng cho các em. Các em hảy luôn luôn dâng lên Đấng tối cao những kinh nguyện và hy sinh hảm mình ».

Lucia hỏi : Vậy thì chúng em phải ăn ở như thế nào?

Thiên sứ đáp : Bất luận các em làm việc gì, các em hãy dâng lên cho Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã làm mất lòng Ngài. Các em phải cầu nguyện xin cho kẻ có tội được ăn năn trở về với Chúa.

Những lời căn dặn của thiên sứ, in sâu vào tâm hồn của các em. Từ đó, các em thường đọc kinh mà thiên sứ đã dạy cho trong lần hiện ra đầu tiên và bắt đầu dâng lên Thiên Chúa nhiều hy sinh hảm mình.

Hiện ra lần thứ ba.

Cũng là năm 1916, trời đã vào thu. Một ngày kia, ba em mục đồng cũng đang chăn cừu tại đồi Locado Cabeco, nơi thiên sứ hiện ra lần đầu tiên. Trong khi cả ba em đang sấp mình đọc kinh, của thiên sứ dạy, thì một vừng sáng bao phủ các em. Các em nhìn lên. Thiên sứ đang đứng đấy, tay trái cầm chén thánh (calice) bên trên có một chiếc bánh thánh (hostie consacrée) đầm đìa cả máu. Nâng chén thánh lên cao, thiên sứ qùy lạy sát đất bên cạnh các em. Rồi yêu cầu các em đọc ba lần cầu nguyện sau đây : « Lạy ba ngôi cực thánh. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa và dâng lên Chúa Mình và Máu cực châu báo. Linh hồn và Thiên tính của Đức Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà chầu (tabernacles) khắp hoàn cầu, để đền bồi phạt tạ những tội lỗi đã khinh dể và phạm sự thánh và mọi thái độ thờ ơ lảnh đạm hằng làm mất lòng Chúa rất nhơn từ và rất tốt lành. Nhờ công nghiệp vô cùng lớn lao, của Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Com xin Chúa ban cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại ». Đoạn thiên sứ đứng lên, cầm chén thánh và bánh thánh, cho Lucia rước Mình Thánh Chúa và cho Franciscô và Jacinta rước Máu Thánh Chúa mà nói rằng : « Các em hãy ăn và uống Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, đã bị loài người vô ơn vô nghĩa làm sĩ nhục. Các em hảy đền bồi phạt tạ, thay cho họ để an ủi Thiên Chúa ».

Đến đây, thiên sứ lạy qùy xuống và cùng với ba em mục đồng đọc ba lần cầu nguyện : « Lạy Ba Ngôi cực thánh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy... ». Nhiệm vụ hoàn tất thiên sứ biến đi. 

Sáu tháng sau, màn trời lại rộng mỡ để cho Đấng mang đến cho nhân loại sứ điệp tình thương và ơn cứu rỗi.

Phần thứ nhì

Những lần Đức Bà hiện ra

Lần thứ nhất

Ngày 13-5-1917. Hôm nay là một ngày Chúa Nhật, trời quang đãng không gợn mây. Tham dự thánh lễ xong, cả ba trẻ mục đồng gói gém bữa ăn điểm tâm, dẫn chiên cừu đến thung lũng Cova Do Iria, của làng Aljustrel của các em độ vài cây số ngắn.

Trong khi chiên cừu ngoan ngoản gặm cỏ thì các em cũng ăn điểm tâm rồi bắt đầu đùa giởn. Lucia thuật lại rằng : « Bổng chốc có một luồng ánh sáng chói lọi như chớp. Chúng tôi dẫn chiên cừu về nhà. Đi được vài bước, thì chúng tôi thấy trên cây sồi, có một bà mặt áo trắng xóa và rực rở chói lọi hơn mặt trời. Từ nơi con người của Bà, nguồn ánh sáng càng trong, trong hơn thủy tinh được tia sáng mặt trời xuyên qua.

Bà ấy bảo chúng tôi : « Các con đừng sợ, Bà không làm gì hại các con đâu ».

Lucia thay mặt hai em hỏi rằng : « Tâu lạy Bà, Bà từ đâu mà đến đây thế? »

- Ta từ trời mà xuống

- Tâu lạy Bà, Bà muốn chúng con làm gì?

- Ta đến yêu cầu các con mọi ngày 13 mỗi tháng và liên tục sáu tháng, cũng vào giờ nầy, chúng con đến nơi đây. Sau đó, Ta sẻ cho chúng con biết điều yêu cầu của Ta.

Nghĩ một chốc lát, Bà dạy thêm : Các con có sẳn lòng dâng mình cho Thiên Chúa và nhận lảnh mọi khổ đau do thánh ý của Thiên Chúa gởi đến cho chúng con, để đền bù phạt tạ tội lổi đã làm mất lòng Ngài, đồng thời, cầu xin cho kẻ có tội được ơn ăn năn thống hối, trở lại với Thiên Chúa không?

- Bẩm vâng. Chúng con sẳn lòng lắm.

-Tốt lắm, Chúng con sẻ gặp nhiều đao khổ, song ơn Chúa sẻ nâng đỡ và tăng cường sức lực cho các con. Bà ấy còn thêm : « Các con phải lần hột mân côi hàng ngày để cầu cho chiến tranh chấm dứt và cho thế giới được hòa bình ».

Lucia kể tiếp : Phán dạy xong, Bà ấy chậm chậm bay lên, bay về hương đông rồi khuất vào trong không trung mênh mông, có một vừng ánh sáng bao phủ lấy toàn con người của Bà và đưa Bà vào trong vũ trụ tinh tú.

Ba trẻ mục đồng đứng đấy, sửng sốt đưa mắt chú mục nhìn trời... rồi đứng lên. Suốt buổi xế trưa lo cho chiên cừu đi ăn cỏ ở thung lũng Cova Do Iria, và cả ba em mục đồng cùng quyết định không kể lại cho một ai về biến cố hiện ra lạ lùng hy hữu nầy. Tuy đã dặn nhau như thế, song tối hôm ấy, em Jacinta thỏ thẽ kể cho cha mẹ nghe.

Từ đây, các em mục đồng sống chuổi ngày đau khổ, nhục nhã mà Bà ấy đã tiên báo, vì thiên hạ không tin, châm biếm mỉa mai.

Lần thứ nhì. (13-06-1917)

Tin biến cố hiện ra ngày 13-5 được đồn ra trong khắp giáo xứ Fatima rất nhanh chóng, nhưng cũng không có bao nhiêu người tin, rồi họ bắt đầu hành hạ, xử tệ với ba em mục đồng. Ngày 13-06, người ta mừng lễ thánh Antôn Padoua, quan thầy của thủ đô Lisbonne và cũng là quan thầy của nước Bồ Đào Nha. Tại thung lũng Cova da Iria, đã có khoảng 50 người đến xem biến cố.

Lucia thuật lại như sau « Bà ấy hiện đến như lời đã hứa ». Bà ấy dạy : « Ta xin chúng con đến đây ngày 13 tháng tới và chúng con hãy lần hạt mân côi ». Đoạn bà hứa sẽ đưa Franciscô và Jacinta về thiên đàng; phần Lucia còn phải ở lại thế gian nầy để loan truyền cho khắp thế giới biết việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Nghe vậy, Lucia tỏ ra buồn rầu vì phải ở lại một mình. Bà ấy ủy lạo và trấn an Lucia mà rằng : Con đừng buồn rầu ái ngại, ta không bao giờ bỏ con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm của Ta sẽ là nơi con nương tựa ẩn náu và cũng là con đường đưa con đến cùng Thiên Chúa. Nói đoạn, Bà ấy sè hai bàn tay ra. Trong lòng bàn tay mặt có một qủa tim, chung quanh bị gai đâm. Ba chị em chúng tôi hiểu ngay rằng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria bị nhân loại tội lỗi làm sỉ nhục và Mẹ muốn được đền bồi phạt tạ.

Lần thứ ba (13-07)

Ba trẻ mục đồng phải đương đầu chịu khổ đau, phải nhẩn nhục khắc phục mọi khó khăn do từ trong gia đình và láng giềng gây ra vì họ giám nhục mạ đến nổi dám nói rằng : Đó là mưu kế ma qủy hoặc là cửa hỏa ngục bày ra.

Nhưng hiện ra lần thứ ba nầy, Bà ấy giải thích cho ba em biết : « Ta từ trời mà xuống ». Trong hỏa ngục không có ánh sáng chói lọi, rực rở, huy hoàng, nhất là trong hỏa ngục không có bác ái từ bi. Hằng ngày, các con hãy tiếp tục lần hạt mân côi

Lucia xin Bà Ấy làm cho một điều lạ để cho mọi người trong thấy mà tin. Bà ấy đáp : « Tháng 10 năm nay, Ta sẽ cho biết Ta là ai và Ta muốn gì. Để cho các người tin vào, Ta sẽ làm một điềm lạ cho mọi người được trông thấy ».

Lòng ba đứa trẻ mục đồng sung sướng, và không để mất thì giờ, Lucia trình với Bà ấy hoàn cảnh của mấy người : xin cho được lành bệnh phần xác, hoặc xin ơn xám hối ăn năn. Bà ấy đã phúc đáp cho từng trường hợp và vẩn yêu cầu lần hạt mân côi. Bà còn nói tiếp : Chúng con phải hy sinh hảm mình cầu cho kẻ có tội, và mỗi lần hy sinh hảm mình như thế, phải nguyện rằng : Con hy sinh hảm mình vì yêu mến Chúa, vì cho kẻ có tội được sám hối ăn năn và để đền bồi phạt tạ tội lỗi người ta đã phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm, của Mẹ Maria. Sau đó Bà ấy đưa hai bàn tay ra, chúng tôi liền trông thấy cảnh tượng hải hùng bày ra trước mặt chúng tôi. Chúng tôi thấy hỏa ngục với ma qủy và nhiều người bị quằn quại trong biển lửa. Bấy giờ mặt mày của các trẻ đồng tái mét như thấy ma. Lucia rên siết và than thở : Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh

Sau đó, Bà ấy phán ịáChúng con đã thấy hỏa ngục là nơi giam cầm kẻ có tội mà lòng chai đá không chịu ăn năn thống hối. Để cứu họ Thiên Chúa muốn toàn cả thế gian phải tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Ta. Nếu thiên hạ vâng giữ lời Ta phán truyền thì nhiều người tội lỗi sẽ được cứu rỗi, thế giới sẽ được hòa bình, chiến tranh sẽ được chấm dứt. Nhưng nếu thiên hạ vẫn làm mất lòng Thiên Chúa thì sẽ có cuộc chiến tranh khác còn ác hại thảm khốc hơn cuộc chiến tranh nầy bội phần. Khi nào dân chúng thấy trên bầu trời, đang đêm mà có một luồng ánh sáng lạ lùng, chưa hề thấy bao giờ mà cũng không ai biết thì cũng phải hiểu rằng đó là dấu chỉ trọng đại của Thiên Chúa cho thấy trước khi Ngài phạt thế gian bằng giặc giả, đói khát, Giáo hội và Đức Thánh Cha bị bách hại. Muốn khỏi những hiểm học ấy, Ta sẽ đến lại, để xin dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Ta và xin hãy rước Mình Thánh Chúa các ngày thứ bảy đầu tháng. Nếu thiên hạ nghe và giữ những điều Ta yêu cầu thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại. Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá những tà thuyết sai lầm của họ trên khắp hoàn cầu, gây ra và xúi giục chiến tranh và đồng thời bách hại Hội Thánh người lương thiện sẽ bị khủng bố bách hại, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu trăm bề đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Nhưng rồi sau cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Ta sẽ thắng. Những điều nầy các con giữ kín, đừng cho ai biết điều gì hết.

Trông thấy hỏa ngục và những điều tiên báo liên quan đến nước Nga, tương lai bấp bên của thế giới mà bà ấy đã phán ra, là hai điều bí mật Fatima. Hai điều bí mật ấy là nguyên do những nỗi đau khổ của ba trẻ mục đồng.

Sau cùng, Bà ấy còn dạy : Khi chúng con lần hạt, thì sau mỗi chục kinh Kính Mừng, chúng con hảy nguyện rằng : Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, đặc biệt là những linh hồn cần được Chúa đoái thương nhiều hơn.

Lần thứ tư (19-8)

Báo chí bắt đầu bàn tán về biến cố hiện ra tại Fatima, công kích và tố cáo chính quyền là nhu nhược, hèn nhát, bất lực, không giám triệt hạ trò hề Cova Da Iria. Trước sự kiện như thế, ông thị trưởng Vila Nova de Ourem cho rằng các biến cố ấy đã xẩy ra tại lãnh thổ trách nhiệm của mình, thì mình phải có kế hoạch trấn an dự luận.

Sáng ngày 13-8 giả bộ muốn tham dự biến cố hiện ra, ông ta mời cả ba em mục đồng lên xe. Đáng lẽ đưa các em đến Cova da iria. Các em ngây thơ thật thà cứ lên xe. Ông ta đưa các em đi đến Vila Nova de ourem, giữ các em lại để phỏng vấn điều tra. Ban đầu thì phỏng vấn qua loa, chung chung, rồi phỏng vấn riêng từng em một. Các em bị doạ nạt, bị hăm he roi đòn hành hạ, dọa tù ngục, dọa án tử hình bằng cách ném vào thùng dầu đun sôi, dọa cho lên giàn hỏa để thiêu sống. Buộc các em phải khai hết sự thật không được giấu giếm, không được tráo trở lời khai, rồi buộc các em phải phản cung, phản lại mọi sự thật của biến cố hiện ra. Tuy là trẻ lòng non dạ, các em mục đồng vẫn cứng như đá, vững như đồng, không tỏ ra sợ sệt, và cuối cùng ngày 15-8 các em được trả lại tự do, để trở về với gia đình

Ngày 19-8, các em ân hận vì đã lỗi hẹn với Bà ấy. Các em dẫn chiên cừu đến thung lũng Valinhos. Tại đây, các hiện tượng cũ diễn ra. Trời mát mẽ, nắng êm diệu. Bà ấy hiện đến, đứng trên cây sồi xanh tươi. Lần nầy, Bà cũng hứa tháng mười sã có điều lạ cả thể để mọi người tin vào các biến cố đã xảy ra. Bà yêu cầu xây một nguyện đường tại Cova da Iria và cũng dạy :Phải cầu nguyện và hy sinh hảm mình cho kẻ có tội. Có rất nhiều người đã sa hỏa ngục vì không có ai hy sinh và cầu nguyện cho họ. Phán truyền xong, Bà bay lên trời. Từ bấy giờ, tâm hồn các em mục đồng mới thấy cần kíp phải cầu nguyện và dâng các việc hy sinh cho kể có tội. Các em nhịn ăn, nhịn uống, nhất là trong những ngày mùa hè nóng nực nồng nàng. Các em còn tìm cách làm cho thân xác đau khổ như dùng dây thừng nhám nhuốc thắt vào lưng của mình; Franciscô và Jacinta càn dám để giây thừng ấy quanh lưng trong lúc bị đau ốm.

Lần thứ năm (13-09)

Trong lúc một bên là một hạng người không tin, tìm đủ mọi cách để công kích, đã phá, phủ nhận biến cố hiện ra thì bên nọ lại có rất đông người đầy tin tưởng vào biến cố hiện ra. Cũng vì vậy mà ngày 13-9 có trên 25.000 người đến Cova da Iria để được cung nginh Bà khách qúy. Bà hiện đến.

Lucia mạnh dạn hỏi : Tâu lạy Bà muốn chị em chúng con làm gì?

Bà ấy đáp : Chúng con hãy tiếp tục lần hạt mân côi cầu cho chiến tranh chấm dứt. Bà sẽ hiện lại ban cho một phép lạ cả thể, trọng đại trong tháng 10.

Từ 13-9 đến 13-10, nếp sống hằng ngày của ba em mục đồng bị lũng đoạn hoàn toàn. Cảnh sát và phái phản đạo hình như đã nếm đủ mùi thất vọng, thất bại, mặc dầu họ vẫn cho rằng biến cố hiện ra là một tấm hài kịch. Mặc khác, ngay tại Aljustrel là nơi sinh và chánh quán của các mục đồng cũng vẩn có nhiều người không tin nên sinh ra ác cảm; thậm chí cũng có nhiều linh mục và bà con của các em khuyên các em phải thú nhận là mình đã dối trá, lường gạt, láo khoét đó là chưa kể số người hăm doạ rất hung hăng...

Ngày 12-10, từ sáng tinh sương, mẹ của Lucia thúc con dậy và bảo con rằng : Con ơi, chúng ta nên đi xưng tội trước cho sẳn sàng thì hay hơn. người ta hăm rằng nếu Bà ấy không làm phép lạ như đã hứa thì họ sẽ giết chết mẹ con chúng ta. Vì vậy, mẹ thấy rằng mẹ con chúng ta đi xưng tội dọn linh hồn và xác để sẳn lòng chịu chết.

Lucia đáp lại : Thưa mẹ : mẹ muốn đi xưng tội, con sẽ đi với mẹ, song không phải là lý do chính đáng. Con không sợ. Con đinh ninh, con chắc rằng ngày mai, Bà khách qúy và lạ lùng ấy sẽ làm những điều Bà ấy đã hứa. Lại cũng có linh mục nào đó, sao khi đã tiếp xúc với ba em mục đồng, cũng tỏ ra ái ngại lo lắng nên khuyên rằng : Hay hơn hết là phải điện báo khắp nơi và ngay lập tức, là đã dối trá phỉnh phờ người ta.

Lần thứ sáu (13-10)

Hôm nay, có trên 70.000 người đã tập trung tại Cova da Iria gồm đủ thành phần : Sùng kính, tò mò, không tin, vô thần, báo chí, chuyên viên khoa học sẳn sàng lật tẩy màng hài kịch ấy. Trời mưa tầm tả, mọi người bị ướt mền thấu xương... trời vẫn mưa lớn cho tới khi Bà ấy xuất hiện. Trong lúc đợi chờ trông ngóng đến mỏi cổ họng, thân mẩu của Lucia khóc lóc thảm thiết. Bà tự bảo : Nếu con của tôi chết, tôi cũng sẽ chết theo con mà thôi.

Thiên hạ đợi chờ trong yêm lặng, nặng nề, chán nản, bực tức. Đúng ngọ (12 gời trưa) Lucia reo lên : Làm thinh đi! Xin bà con cô bác yên lặng đi! Bà ấy hiện đến rồi đây nè! Lucia hoàn toàn chẳng cần lưu tâm đến những gì đang bao quanh mình, đoạn tiến lên, trịnh trọng hỏi Bà qúy khách :

- Tâu lệnh Bà, Bà muốn chị em chúng con làm gì?

- Ta là Đức Bà Mân Khôi, Ta muốn bảo các con là phải lo xây cất ngay tại đây một nguyện đường để Kính Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mân côi hằng ngày. Chiến tranh sắp chắm dứt...

Lucia dâng lời khẩn nguyện của nhiều người. Bà ấy trả lời : ịTrong số các lời nguyện ấy, có một số sẽ được khấn nhậm, còn lại thì không. Họ phải ăn năn đền bồi phạt tạ, họ phải xin ơn tha tội... Chiến tranh sắp chấm dứt. Đừng làm mất lòng Thiên Chúa nữa. Ngài đã bị xúc phạm quá xá rồi.

Đến đây Bà cáo biệt ba em mục đồng là bạn tâm giao của Bà. Bà đưa tay ra chỉ tia sáng mặt trời, và khi Bà bay lên cao, ánh sáng của Bà chiếu rọi cả vừng mặt trời, Bà hóa ra rực rỡ hơn cả mặt trời. Gần mặt trời, người ta thấy Chúa Giêsu Hài Đồng, thánh Giuse và Đức Bà Thương Khó. Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới và ban phép lành cho núi Camêlô.

Bổng chốc Lucia kêu lên : Xin bà con cô bác nhìn lên mặt trời kia kìa. Tất cả mọi người đều nhìn lên và từ bấy giờ người ta gọi là phép lạ mặt trời.

Lời chứng minh sau đây là của ông Avelino De Almeda, đặc phái viên của báo O Seculo là tờ báo chống Giáo Hội Rôma. Bài báo đăng như sau : Mặt trời hóa thành một tấm bảng bằng bạc, mắt con người cứ mãi nhìn vào mà không bị chói, không bị lòa mắt hay không bị mờ mắt. Nó gần giống như hiện tượng nguyệt-thực nhật-thực thường được trông thấy. Mọi người đều đồng thanh kêu lên « Phép lạ! đẹp qúa! Đẹp tuyệt trần » thiên hạ cứ chú mục nhìn, sợ đến tái mặt cất nón giở mủ ra, chăm chú nhìn bầu trời. Mặt trời rung chuyển. Mặt trời nhảy múa. Từ xưa đến nay chưa bao giờ được trông thấy như vậy và hiện tượng nầy qủa là trái với luật thiên nhiên của loài tinh tú.

Bố của Jacinta kể lại rằng : Mọi người ngước mắt nhìn trời, thỉnh thoảng mặt trời dừng lại, rồi nhảy múa, rồi dừng lại, rồi nhảy múa và rồi thì mặt trời tách ra khỏi thái dương hệ, rơi xuống trên đầu mọi người như cả một khói lửa khổng lồ. Đây là giây phút hải hùng khủng khiếp. Nhiều người kêu lên : Lạy Chúa Giêsu chúng con chết tất cả đây rồi. Nhiều kẻ khác kêu cầu : Lạy Đức Bà Maria, xin cứu chúng con cùng. Cũng có nhiều người lớn tiếng tự thú nhận tội lỗi của mình một cách công khai. Cuối cùng, mặt trời dừng lại rồi trở về vị trí củ của mình trong vũ trụ bao la. Và rồi, lại thêm một sự lạ lùng cũng tuyệt vời là mọi người trước đấy mấy giờ, bị mưa, ướt dầm dề, thì bây giờ thấy mình được khô ráo hoàn toàn và bao nhiêu của mỏi mệt đều tan biến đâu hết. Biến cố hiện ra tại Fatima chấm dứt tại đây.

Phần Thứ Ba

Đời sống của ba trẻ mục đồng

1. Franciscô.

Franciscô sinh ngày 11-6-1908, bố là Manuel Marto và mẹ là Olimpia de Jésu Marto. Franciscô là anh ruột của Jacinta và là em họ của Lucia. Trong những lần thiên xứ và Đức Bà hiện đến, Franciscô nghe được tất cả nhưng lại không trông thấy được gì, nhưng nhờ Jacinta va Lucia nói lại những lời của thiên sứ và của Đức Bà nên Franciscô biết được hết. Lần Đức Bà hiện ra lần đầu tiên, Lucia có thưa với Đức Bà Franciscô có được lên thiên đàng không thì trong tâm hồn Franciscô có tiếng trả lời : Được, song phải lần hột mân côi cho nhiều. Vì biết mình gần lên thiên đàng nên Franciscô không còn muốn tiếp tục đi học nữa. Nhiều lần, khi đến gần trường học rồi, Franciscô nói với Lucia và Jacinta rằng : Hai chị em vào trường học đi, còn tôi, tôi vào nhà thờ với Chúa Giêsu đang trốn ẩn trong đó để cho Ngài có bạn, khỏi phải đơn côi hiu quạnh. Nhiều người đã làm chứng rằng họ đã được nhiều hồng ân là vì đã nhờ Franciscô cầu nguyện cho họ.

Tháng 10 1918. Franciscô lâm bệnh, bố mẹ qủa quyết sẽ chạy thầy chạy thuốc để được chống làng thì Franciscô thưa rằng : Thưa bố mẹ chửa làm sao được, vô ích mà thôi, Đức Bà muốn con lên Thiên đàng với Ngài. Trong thời gian liệt giường, Franciscô tiếp tục dâng mọi cơn đau đớn thân xác để an ủi Chúa Giêsu bị xúc phạm vì tội lỗi của nhân loại.

Franciscô thỏ thẻ tâm sự với Lucia như sau : Em đau lắm chứ, nhưng em bằng lòng chịu đau khổ vì lòng yêu mến Chúa Giêsu và Đức Bà. Em còn muốn được đau đớn hơn nữa cơ, nhưng em hết sức rồi chị ạ.

Franciscô nói với mẹ : Mẹ ơi, con không còn đủ sức để lần hạt mân khôi nữa, hồn con hình như bay lần trong đám mây...

Rồi nói với bố : Thưa bố, con thật ước ao được rước Thánh Thể Chúa Giêsu

Franciscô cũng muốn được xưng tội, nên gọi Lucia và Jacinta đến, nhờ hai chị nhắc cho mình nhớ lại tội lỗi đã phạm. Hai chị em cũng cho biết vài lỗi nhè nhẹ. Franciscô khóc lóc rồi nói : Em đã xưng những tội ấy rồi, nhưng em cũng muốn xưng lại, cũng vì những tội ấy mà Chúa Giêsu tỏ ra buồn sầu. Xin hai chị em cầu nguyện xin Chúa Giêsu tha tội cho em. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Franciscô gặp được Chúa Giêsu ẩn mình trong chiếc bánh thánh.

Không còn sức để lần hột mân khôi một mình, Franciscô nhờ Lucia và Jacinta đọc lớn tiếng để mình thầm thỉ thông công đọc trong lòng.

Một buổi chiều kia, Franciscô nói với mẹ : Mẹ ơi, mẹ nhìn kìa, có một ánh sáng mát dịu nơi cửa ấy. Đêm nay là đêm cuối cùng của em Franciscô. Sáng ngày sau, 4-4-1919, Franciscô gắng gượng xin lỗi mọi người và cũng xin Chúa Giêsu thứ tha mọi tội mình đã phạm. Khoảng 10 giờ sáng, ánh mặt trời đầu xuân êm dịu chiếu vào căn phòng bé nhỏ của Franciscô. Hồn của Franciscô bay lên thiên đàng để được gặp Đức Bà mà sắc đẹp đã làm cho tâm hồn Franciscô được rạng rỡ. Thi hài của Franciscô được an táng trong nghĩa trang của giáo xứ. Ngày 12-3-1952 hài cốt của Franciscô được di táng trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Fatima, bên phải bàn thờ chính.

2. Jacinta.

Jacinta sinh ngày 11-3-1910, là em ruột của Franciscô và cũng là em họ của Lucia. Trong lần thiên thần hiện đến thì Jacinta mới lên 7 tuổi và như vậy, Jacinta là người trẻ nhất trong ba mục đồng được trông thấy Đức Bà.

Trong các lần Đức Bà hiện ra, Jacinta được nghe và được nhìn thấy tất cả, song lại không nói thưa trình gì hết. Thông minh và nhạy cảm, Jacinta rất xúc động khi nghe Đức Bà nói về những tội lỗi phạm đến Chúa Giêsu và phải cầu nguyện, phải dâng các việc hy sinh hảm mình để cầu xin cho người có tội ăn năn để trở về với Thiên Chúa. Sau khi được trông thấy hỏa ngục, Jacinta quyết tâm dâng hiến trọn đời mình cho phần rổi các linh hồn.

Khi mà Lucia đã trở thành tấm bia để cho hạng người cứng lòng không tin chê cười, chế diểu, mỉa mai, nhạo báng nên không muốn trở lại Cova da Iria, cho cuộc gặp gỡ ngày 13-7, thì chính Jancita cương quyết cùng với Franciscô sẽ đến đấy và sẽ thưa trình cho Bà khách qúy ấy biết lý do. Bây giờ hai chi em ôm nhau mà khóc. Lucia hồi tâm tỉnh lại, hứa sẽ cùng nhau - đủ cả ba chị em - đến nơi hẹn hò.

Chiều ngày 13-5 sau lần hiện ra của Bà khách qúy, dù rằng đã hứa với Lucia là sẽ không tiết lộ biến cố ấy cho một ai biết hết, song đến tối, Jacinta thỏ thẻ với mẹ rằng : Mẹ ơi hôm nay con trông thấy Đức Bà tại Cova da Iria. Ôi! Ngài đẹp qúa, đẹp không thể không tưởng tượng được.

Jacinta được một mình trông thấy Đức Thánh Cha hai lần. Đức Thánh Cha phải đau khổ vì Giáo Hội bị bách hại, vì chiến tranh, vì thế giới bị xáo trộn, hủy hoại nhiều người. Jacinta than thở : Tội nghiệp cho Đức Thánh Cha. Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho Ngài. Từ đó hình ảnh Đức Thánh Cha hiện ra trong đầu óc ba em mục đồng mỗi khi họ cầu nguyện và hy sinh hảm mình cho Đức Thánh Cha, nhất là Jacinta.

Ngày 13-6-1917, sau khi được chiêm ngắm Thánh Tâm Vô Nhiễm của Mẹ Maria thì hằng ngày Jacinta thường nguyện : Lạy Trái Tim Mẹ Maria hiền hậu dịu dàng, Mẹ là ơn cứu rổi của con. Con hết lòng yêu mến Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, xin Mẹ ban cho kẻ có tội được ăn năn trở lại cùng Chúa, xin Mẹ giải thoát các linh lồn khỏi hỏa ngục. Ôi! ước gì tôi được châm vào tất cả các qủa tim ngọn lửa mến yêu đang bùng cháy trong qủa tim bé nhỏ của tôi; ngọn lửa ấy làm tôi yêu mến Trái Tim Mẹ Maria biết là ngần nào.

Để cứu các linh hồn cho khỏi hỏa ngục, jacinta không sợ hy sinh nào, mùa hè thì nhịn uống nước, đem bửa ăn của mình chia sẻ cho các em nghèo, dùng giây thắt nơ cột vào thân thể, chịu đựng trong những lần bị thẩm vấn, bị đe dọa, bị người đời nhiếc mắng chửi rủa, không bao giờ than vang. Jacinta cũng thường nói : Được lên thiên đàng thì tôi sẽ được hạnh phúc biết ngần nào.

Một năm sau những lần được thấy Đức Bà hiện ra, Jacinta bắt đầu bước vào con đường đau khổ. Thoạt tiên là bệnh phổi. Màng phổi bị ung nhọt, làm mũ, tiết ra mùi hôi hám không ai chịu được. Jacinta phải vào bệnh viện Vila Nova De Ourem. Jacinta tự bảo :áịĐây cũng là cơ hội mới để được đau khổ cho kẻ có tội ăn năn trở lại.áỂ Nằm bệnh viện hai tháng thì xuất viện. Jacinta trở về với gia đình, thân thể hao mòn, chỉ còn da bọc xương, Jacinta cam lòng dâng đau khổ cho Chúa Giêsu

Lucia đến thăm. Jacinta hỏi : Em dâng mọi đau khổ này cho Chúa Giêsu. Ngài có bằng lòng không nhỉ.

Tháng 2-1920, Jacinta phải vào bệnh viện Lisbonne. Lần nầy biết chắc chắn là mình sẽ chết xa cha mẹ, bà con, xa chi Lucia, Jacinta tự an ủi, xem đây là cơ hội để chịu đau khổ cho kẻ có tội.

Đức Trinh Nữ đã đến thăm Jacinta ba lần tại bệnh viện nầy. Nhờ ơn mặt khải, Jacinta nói ra những cảm nghĩ cuả mình một cách khôn ngoan, thuộc về các linh mục, chánh quyền, lương y. Hội Thánh, Đức vâng lời của giới tu sĩ, về hôn nhân, về của cải, về khó nghèo.

Đêm 20-02-1920, lời hứa của Đức Bà được thể hiện : Ta sẽ đến để đem con lên thiên đàng với Ta.

Jacinta được an táng tại nghĩa trang Vila Nova De Ourem, đến năm 1935 thì di táng trong nghĩa trang giáo xứ Fatima. Ngày 01-03-1951, hài cốt của Jacinta được chôn bên trái bàn thờ chính của Vương Cung Thánh đường Fatima.

Hồ sơ xin phong Á Thánh cho Franciscô và Jacinta đang được xúc tiến một cách khả quan.

3. Lucia.

Lucia sinh ngày, 22-03-1907, cha là ông Antôniô dos Santos và mẹ là Maria Rôsa. Lucia là chị họ của Franciscô và Jacinta. Lucia cũng là con gái út của hai ông bà song lại là người lớn nhất trong số ba mục đồng. Lucia có khiếu mến chuộng trẻ con nên được chúng nó thương yêu tín nhiệm. Lucia thường tổ chức cho chúng nó chơi đùa, kinh nguyện, ca hát và các sinh hoạt khác tùy sáng kiến riêng của mình. Lucia phải chịu nhiều đau khổ ngay sau khi được trông thấy Đức Bà hiện ra lần đầu tiên 13-5-1917. Lucia đã hóa thành tấm bia để cho cha mẹ và dân chúng công kích, mạt sát, châm biếm, mỉa mai, thậm tệ đến nỗi không còn muốn đến Cova da Iria nữa.

Ngày 13-7, linh mục chánh xứ Fatima đã nói cho Lucia biết rằng : Biến cố ấy chỉ là do bàn tay của ma qủy. Nhưng cũng nhờ Franciscô và Jacinta thuyết phục nên Lucia bằng lòng trở lại Cova da Iria.

Mối đau khổ khác, của Lucia là khi được Bà khách qúy cho biết đích xác là Franciscô và Jacinta sắp được lên thiên đàng còn mình (Lucia) phải ở lại để truyền bá việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Nhưng Lucia được Đức Trinh Nữ ủy lạo : Trái Tim Vô Nhiễm của Ta sẽ là nơi con nương tựa ẩn náu và cũng là con đường đưa con đến cùng Thiên Chúa.

Trong ba em mục đồng, chỉ có một mình Lucia đáp thưa và trình xin cho những người muốn xin ơn cùng Đức Bà. Thời gian Francicô và Jacinta bị câu lưu thì Lucia lo tổ chức phản kháng những dỗ dành đe dọa, mong khai thác được những điều kín nhiệm mà Đức Bà đã tiết lộ. Trong thời gian Franciscô và Jacinta liệt giường, Lucia tận tình châm sóc hầu hạ cho đến cùng.

Năm 1921, đức Giám Mục Leira quyết định đưa Lucia rời khỏi Ajustrel, đưa vào viện nữ tu của thánh nữ Dorothée tại Porto kẻo sự hiện diện của Lucia tại Fatima có thể làm mất tính cách vô tư của công việc điều tra. Chính quyền dân sự và các hội tư nhân đang có kế hoạch chống đối biến cố hiện ra tại Fatima, mặt khác, Lucia thường bị điều tra, phỏng vấn liên tục, rất phiền phức và nhọc nhằn.

Năm 1928, Lucia trở thành nữ tu dòng thánh nữ Dorothée, cho đến năm 1946, sau khi trở về thăm Fatima một cách chớp nhoáng, thì vào dòng nữ Đức Bà Camêlô tại Coimbra, chọn tên dòng là Soeur Marie Lucie Trái Tim Vô Nhiễm.

Đức Bà muốn cho Lucia ở lại thế gian để truyền bá việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Ngài nên được Ngài hiện đến viếng thăm nhiều lần. Ngày 10-12-1926, khi đang còn ở tại Pontevedra, Đức Mẹ hứa ban nhiều ơn ích cho những ai dâng kính ngày thứ bảy đầu mỗi tháng cho Đức Mẹ.

Ngày 13-05-1967, kỷ niệm 50 năm ngày Đức Mẹ hiện ra, Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 đã thân hành đến Fatima tham dự các buổi lễ nghi long trọng, Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 muốn cho soeur Lucia được tham dự, soeur Lucia được hân hạnh hôn kính tay của Đấng đại diện Chúa Giêsu và được hầu chuyện với Ngài.

Về phần soeur Lucia, bây giờ chỉ còn đợi chờ giây phút tối hậu, được Đức Bà chiếu cố đến rước về thiên cung, ở đấy, Franciscô và Jacinta đang mong chờ.

Trên đây, chỉ tóm lược đời sống của ba trẻ mục đồng làng Fatima, sống thầm lặng, luôn luôn an ủi Chúa Giêsu ẩn dật. Jacinta say mến Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria, hằng tìm mọi cơ hội để cầu xin cho kẻ có tội được ăn năn trở lại cùng Chúa; còn soeur Lucia là tông đồ của Đức Bà Maria của thời đại chúng ta.

Phần thứ tư

Tài liệu hữu ích

1. Số người tham dự trong các lần Đức Bà hiện ra.

- Ngày 13-5-1917 = chỉ có ba trẻ mục đồng là Lucia, Franciscô và Jacinta

- Ngày 13-6-1917 = Khoảng 50 người

- Ngày 19-8-1917 = Khoảng 4.000 người

- Ngày 13-9-1917 = Khoảng 25.000 người

- Ngày 13-10-1917 = Khoảng 70.000 người (Ngày có phép lạ mặt trời)

2. Việc tôn sùng Đức Bà được phát triển

Ngày 13-10-1926 Được dâng thánh lễ đầu tiên tại nguyện đường hiện đến.

Ngày 06-03-1922 Đức cha De Leira thành lập ủy ban điều tra về biến cố Đức Bà hiện ra tại Cova da Iria

Năm 1926 Sứ thần tòa thánh kính viếng nơi Đức Bà đã hiện ra.

Năm 1927 Toà Thánh cho phép dùng Kinh lễ Đức Bà Fatima

Năm 1928 Lễ nghi long trọng đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Fatima

Năm 1929 Đức Bà hiện ra cho Lucia ở tại Tuy (Tây Ban Nha) dạy phải dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.

Năm 1930 Đức Cha De Leira cho phát hành thơ luân lưu mục vụ (circulaire pastorale) chuẩn y việc tôn sùng Đức Bà Fatima và đồng thời công nhận việc Đức Bà hiện ra tại Fatima là biến cố đáng tin.

Năm 1931 Các Đức Giám Mục Bồ Đào Nha long trọng hành hương Fatima dâng nước Bồ Đào Nha cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Tháng 10-1942 Trong buỗi lễ bế mạc kỷ niệm 25 năm Đức Bà hiện ra, Đức Thánh Cha Piô 7 giảng bằng tiếng Bồ Đào Nha, dâng hoàn cầu cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Ngày 13-05-1946 Đặc sứ Tòa Thánh đã đến chủ tọa lễ nghi đội triều thiên lên đầu pho tượng Đức Bà Fatima tôn phong Ngài là Nữ Vương Hòa Bình và Nữ Vương toàn thế giới.

Ngày 13-10-1951 Đặc sứ Toà Thánh là Hồng y Tédeschini đến Fatima chủ tọa lễ bế mạc Năm Thánh.

Ngày 13-05-1967 Đức Phaolô 6 hành hương Fatima trong dịp kỷ niệm 50 năm Đức Bà hiện ra Ngày 13-05-1982 Đức Gioan Phaolô 2 hành hương Fatima kỷ niệm một năm ngài bị hành hung (ám sát hụt) tại công đường Thánh phêrô (Rôma)

3. Bí mật Fatima

Về bí mật Fatima người ta đã viết nhiều và đồn thổi qúa lố vì hiếu kỳ. Bí mật Fatima mà mọi người đã biết là Cầu nguyện và Ăn năn đền tội và có thể chia thành ba mối :

a. Thứ nhất là ba em mục đồng đã trông thấy hỏa ngục

b. Thứ nhì là mặc khải về chiến tranh, về việc phổ biến và phát triển thuyết vô thần và Giáo Hội bị bách hại, Hai mối này đã được công khai phổ biến từ năm 1942.

c. Mối thứ ba thì chưa được công bố. Theo soeur Lucia, thì năm 1960 mới cho biết. Bí mật này, soeur Lucia viết ra, trình nạp cho đức cha De Leira nhưng ngài không bao giờ đọc, sau đó ngài đệ trình lên Tòa Thánh Rôma. Theo nguồn tin được tiết lộ một cách rất dặt dè thì Đức Gioan 23 và Đức Phaolô 6 đã đọc mối bí mật thứ ba nầy.

Các Đức Giáo Hoàng đối với Fatima

a/ Đức Piô 7

Ngày 31-10-1942, Đức Piô 7 mừng kỷ niệm 25 năm giám mục của Ngài ngài được phong giám mục ngày 13-5-1917, trùng vào ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất. Ngày 31-10-1942, đệ nhị thế chiến gây nhiều nổi tai ương khốn khó, tàn phá tài sản và nhân mạng khắp nơi nơi. Đức Piô 7 giảng bằng tiếng Bồ Đào nha, dâng toàn thể hoàn cầu cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. nội dung sứ điệp tốm tắt như sau : Thưa các chư quynh thưa anh chị em thân mến... Một lần nữa, anh chi em đến núi thánh Fatima để đặt dưới chân Thánh Nữ Đồng Trinh lòng nhiệt thành hiếu thảo của anh chị em của lễ triều cống Ngài... Thân Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, Mẹ là chốn nương ẩn của toàn nhân loại, chúng con xin gởi gắm và dâng kính chẳng những là hội thánh, Nhiệm Thể của Giêsu con của Mẹ, mà hiến dâng cả hoàn cầu cho mẹ. Lạy mẹ từ bi xin cầu bào cùng Thiên Chúa cho chúng con được ơn hòa bình... Ước gì cả Hội Thánh và nhân loại được dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ đến muôn thuở muôn đời...áỂ

Ngày 13-051946 Đức Piô 7 đặc phái Hồng y Masella đến Fatima, trong một buổi lễ cực kỳ long trọng, trước 8000.000 người tham dự, đội mủ triều thiên lên đầu pho tượng Mẹ Maria.

Ngày13-5-1951 Đức Piô 7 đặc phái hồng y Tédeschini đến Fatima chủ tọa lể nghi bế mạc năm Thánh. Trong bài diển văn, đức hồng y cho biết rằng Đức Piô 7, trong công viên của toà Thánh, cũng đã được xem thấy phép lạ mặt trời đã xẩy ra tại Fatima ngày 13-10-1917.

b. Đức Gioan 23

Khi đang còn giáo phụ Venise, Đức Hồng y Roncali sau nầy đắc cử Giáo Hoàng niên hiệu Gioan 23, đã từng hành hương Fatima ngày 13-5-1956. Trong dịp nầy, Ngài nói : Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm của Mẹ Maria, chúng ta hảy cùng nhau tiếp tục đọc thánh Maria, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội... Lạy Mẹ Fatima một lần nữa con xin cảm ơn Mẹ đã kêu gọi con đến tham dự buổi lễ đầy tình thương yêu nầy. Dưới làn gió nhẹ nhàng êm dịu như mơn trớn báo hiệu đúng giờ ngọ Mẹ hiện đến trên cây sồi như ngự trên ngai tòa để dạy dỗ, để ban ơn, làm cho con được sống theo tám mối phúc thật mà Con cực thánh của Mẹ đã rao giảng cho toàn thế giới : phước cho người nghèo khó, kẻ khiêm nhường, người ôn hòa, người khiết tịnh, nhẩn nại, kẻ đối khác lẽ công chính, người mến chuộng hảm mình hy sinh...

e. Đức Phaolô 6

Ngày 13-5-1967, kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra. Đức Phaolô 6, khi báo tin ngài muốn cho soeu Marie Lucie Trái Tim Vô Nhiễm được gần Ngài để Ngài giới thiệu cho hàng trăm hàng ngàn khách hành hương từ bốn phương đổ về Fatima. Trong bài giảng, ngài nó : Tôi rất ước ao được tôn sùng Thánh Nữ Đồng Trinh, Mẹ của Đức kitô tức là Mẹ của Thiên Chúa và cũng là Mẹ của chúng ta. Tôi đặt tất cả tin tưởng vào lòng nhân từ vô biên của Mẹ đối với giáo hội và đối với công tác mục vụ năng nề của tôi. Tôi rất cần sự cầu bào của Mẹ, bên ccạnh Chúa Giêsu Kitô. Vì các lý do ấy mà tôi đến đây với lòng khiêm nhường và tin tưởng của một khách hành hương.

Tại Vương Cung nầy, hôm nay, kỷ niệm 50 năm ngày Mẹ hiện đến cũng là nơi tưởng niệm 25 năm ngày dâng hiến hoàn cầu cho Trái Tim Vô nhiễm của Mẹ...

d. Đức Gioan Phaolồ 2

Đức Giaon Phaolồ 2 đã công du mục vụ nước Bồ Đào Nha từ ngày 12 đến 15-3-1982. Cuộc hành hương Fatima ngày 13-5-1982 là mục đích chính của chuyến công du mục vụ của ngài.

Trong bài diễn văn đọc tại Fatima, ngài đã phát biểu nội dung như sau : Hôm nay tôi tới đây, cũng vì chính ngày nầy (13.5) năm ngoái, ngay tại công trường thánh Phêrô ở Rôma, Mạng sống của Giáo Hoàng bị xâm phạm. Thật là ngẩu nhiên hết sức nhiệm mầu vì biến cố ấy xảy ra nhằm đúng ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima nầy. Hai ngày nầy đã gặp nhau trong một trường hợp ly kỳ, làm cho tôi tưởng rằng đó là một lời kêu gọi tôi phải có mặt tại đây ngày hôm nay.

Tôi đến để tạ ơn Đấng Quan Phòng vì đây là nơi được Mẹ Thiên Chúa chọn cách riêng. Tôi biết làm sao để trình diện với Mẹ của con Thiên Chúa trong Vương Cung nầy. Tôi, người kế vị Phêrô, đang tiếp tục công việc của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm Piô 7, Gioan 23, Phaolồ 6, và tôi đã thụ hưởng được một gia tài vĩ đại là Thánh Công đồng Vatican 2.

Lòng run sợ khi tôi ra trình diện với Mẹ, đọc lại lời của Mẹ khuyên con cái của mình phải cầu ngyện, phải nhẫn nại, phải ăn năn sám hối. Tiếng gọi nồng nhiệt của Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ từ Fatima vang dội ra cách đây 65 năm tròn. Vâng, tôi đọc lại sứ điệp của Mẹ với lòng run sợ, vì tôi thấy con người và bao nhiêu xả hội, bao nhiêu kitô hữu đã đi ngược lại với đường lối của sứ điệp Fatima. Tội lỗi lan tràn khắp thế giới, sự chối bỏ Thiên Chúa cũng lan tràn trong mọi ý- thức- hệ.

Củng vì vậy mà tôi kêu gọi phải ăn năn đền tội, phải thật lòng trở lại của Đức Mẹ đã phán dạy đó là vấn đề luôn luôn là thời sự, tính cách thời sự nầy còn khẩn cấp hơn là cách đây 65 năm. Thật là khẩn thiết. Thật là cấp bách bội phần

Đức Gioan Phaolồ 2 đả máng vào tay pho tượng Đức Mẹ Fatima một cổ hàng chuổi và trình dâng lên Mẹ sợi dây thắt lưng bị đạn xuyên qua và viên đạn đã bắn vào ngài ngày 13-5-1981

Tài liệu tham khảo :

Fatima của Severo Rossi và Aventino de Olivera, thừa sai de la consolata xuất bản, BP. 5 Fatima Portugal

viết xong tại lingolsheim ngày 08-09-1994

ngày lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria.

Gioan Baotixita Hồ Đắc Hóa

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art