Thứ Hai, 25 Tháng Sáu, 2012

Đức Bà La Salette hay là nước mắt của Mẹ Maria

Đức Bà La SaletteHay là nước mắt của Mẹ Maria

Lời nói đầu :

La Salette. Fallavaux là một thôn dân số độ 100, thuộc tỉnh Isère, vùng Rhône Alpes nước Pháp, một vùng rừng núi chập chùng, có ngọn cao hơn 2000m. Nơi Đức Mẹ hiện ra cao 1800m.Ngày 19-9-1846, Đức Mẹ hiện ra vào buổi xế trưa, cho hai trẻ mụa đồng, một nữ một nam.

Ngài hiện ra có một lần mà thôi.Điều phi thường là hai đứa trẻ nầy con nhà nghèo thất học, thờ ơ đạo đức, làm mướn kiếm ăn và chỉ biết thổ ngữ mà thôi. Đức Mẹ đã dùng tiếng Pháp để than phiền với chúng rồi dạy chúng phải rao truyền lại cho toàn dân.Đây cũng lả một cơ hội cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa thường dùng những kẻ yếu hèn, mộc mạc chất phát để làm những việc cả thể hầu thiên hạ thấy rằng trong các việc ấy là hoàn toàn do Thánh Thần Chúa hành động, còn con người chỉ là công cụ Chúa dùng.

Bởi vậy, trong Phúa Âm theo Thánh Luca, Chúa Giêsu xúc cảm, ngợi khen Đức Chúa Cha rằng : “Con lạy Cha là Chúa cả trời đất, Con ngợi khen Cha vì Cha đã dấu kín không cho những kẻ khôn ngoan thông thái hiểu những điều trọng đại ấy, mà Cha lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì Cha thấy làm như vậy là hay là tốt “(Luca đoạn 10 câu 21). Sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Salette, bị mọi người phủ nhận, phản đối kịch liệt. Các cuộc điều tra kéo dài nhiều năm, mãi đến năm 1851, Giáo Hội mới công nhận là có thật và cho phép cũng như khuyến khích giáo hữu tôn sùng Đức Mẹ với tước hiệu “Đức Bà La Salette”. Đành rằng Giáo Hội công nhận Đức Mẹ hiện ra ở La Salette là có thật, song không buộc phải tin biến cố ấy vì không phải là Tín Điều.

Tham khảo :La grâce de la Salette của linh mục Jean Jaouen, thừa sai dòng Đức Bà La Salette, xuất bản ngày 6-05-1988- La Salette ou les larmes de Marie, nhà xuất bản SOS, 106 Rue du Bac, 75.007 Paris collection Hauts lieux de Spiritualité, tác giả René Masson.

Chương 1. Sự việc Đức mẹ hiện ra.

Ngày 19-09-1846, trời nhá nhem tối. Bọn mục đồng trên vùng đồi, gọi nhau dẫn gia súc, từng đoàn về chuồng. Tại xóm Ablaudin, người người đúng nơi ngưỡng cửa, bàn tán xôn xao, có kẻ đang ngồi ăn bát cháo nóng, hơi lên nghi ngút. Bổng thấy ông bạn láng giềng bước vào, vẻ mặt hốc hát, hỏi

- Nhà chú có nghe gì không? Người ta nói rằng, lúc xế trưa, một biến cố phi thường xẩy đến cho Maximin, thằng bé chăn bò của Pierre Selme và cho con Mélanie, chăn bò của anh Pra. Cả hai đứa đều thuật lại giống nhau.

Thằng bé Maximin con của anh Giraud ở Corps mà Pierre Selme vừa mướn được tám ngày, loan tin nầy trước tiên. Từ đồi Planeau xuống thì nó thuật cho chủ nó nghe rồi nó sang nhà anh Baptiste Pra, gặp ai nó cũng nói rằng :

- Có một Bà, sáng hơn mặt trời, đã hiện ra cho nó và cho con Mélanie. Chúng qủa quyết rằng chúng thấy Bà ấy ngồi trên tảng đá, hai tay ôm mặt, ra vẻ buồn rầu quá sứ, rồi Bà ấy từ từ đứng lên, nước mắt tuôn ròng, nói chuyện với chúng nó rất lâu, nói những gì, chỉ có những ai trực tiếp được nghe mới biết, chớ người sơn- cước mộc mạc chuyền tai nhau, không khỏi lệch lạc. Nhưng tựu trung, ai cũng hiểu rằng Bà ấy kêu gọi mọi người phải lo sám hối tội lỗi; Bà cứ nhắc đi nhắc lại câu : “Con của Ta, dân của Ta” thì chắc Bà ấy là nữ Vương trời đất, ái ngại và lo lắng, mong đợi loài người làm hòa lại với Con của Bà; vì con bé Mélanie nói rằng : “Suốt thời gian ấy Bà đã khóc, khóc thật tình, tôi thấy nước mắt chảy xuống ròng ròng. Cuối cùng Bà dạy cho hai đứa chúng nó là phải loan truyền mệnh lệnh cho toàn dân. Sau đó thì Bà đứng lên, toàn thân người nổi lên lồng lộng khỏi mặt đất rồi biến đi”. Nếu biến cố ấy mà có thật thì ta cũng lo đi lễ ngày Chúa Nhật, phải đọc kinh, nếu không thì lại phải mất mùa, trẻ con chết yểu. Còn chuyện hay thề dối thề vặt mà cũng động đến trời sao?

Nói rằng thần thánh mà hiện về cho hai đứa ấy là cái hạng không biết giáo lý, không đến nhà thờ, không hay đọc kinh, thì cũng khó hiểu khó tin qúa. Mà cũng lạ một điều là làm sao mà chúng nó có khả năng bịa đặt một câu chuyện qúa cầu kỳ, qúa cao xa hàng vạn dặm, ai cũng biết chúng nó dốt đặc cán mai mà nhớ những lời Bà ấy phán ra bằng tiếng Pháp. Thế rồi họ cứ bàn tán. Có người nghĩ rằng Ơn Trên muống đánh thức họ, mà cũng có người lãnh đạm thờ ơ chế nhiễu. Nhưng từ chiều hôm ấy, phần đông xao xuyến và rồi có luồng gió lành mạnh thổi vào tâm hồn họ, vì mùa Phục Sinh năm ấy, hầu hết đi xưng tội để đón mừng ngày đại lễ Chúa sống lại.

Maximin, sau khi đã thuật cho Pierre Selme là chủ của nó biến cố vừa xảy ra ở Planeau thì chạy sang nhà của ông chủ của Mélanie, không phải là để gặp mặt Mélanie. Sở dỉ nó quen ông Baptiste Pra vì trước kia, chị của nó là Angélique đã từng giúp việc nhà cho ông Pra. Do biến cố nó đã trông thấy, nên mắt nó đang còn chói chang, bao nhiêu lời của Bà ấy đang xoay ttrong đầu óc non dại của nó và nó muốn thuật lại cho gia đình ông Pra nghe. Đến nơi, nó thấy bà Pra đang còn ở ngưởng cửa, nó gọi và hỏi :

- Bà Pra ơi! bà có trông thấy một người đàn bà, toàn người như lửa cháy, lượng trên thung lũng không?

-Bà thế nào?

-Dạ một Bà sáng ngời, đã nói chuyện với hai chúng con trên núi ấy mà.

Nghe vậy gia đình ông Pra, từ trong nhà, vội chạy ra dồn dập hỏi nó, kéo nó vào trong nhà, để nói chuyện cho được kín đáo hơn. Maximin bắt đầu thuật chuyện.-

- Hai đứa chúng tôi cho bò đi uống nước xong thì chúng tôi ngã lưng ngũ. Mélanie thức giấc trước. Chúng tôi lên đồi tìm bò, dẫn xuống đồi. Mélanie gọi tôi : “Maximin, lại đây! xem cái vừng sáng kia kìa”. Chúng tôi hoảng sợ, Mélanie rơi cái gậy. Bấy giờ chúng tôi thấy người đàn bà từ từ đứng lên, hai tay thu vào tay áo rộng, bảo chúng tôi : “Chúng con đừng sợ, lại đây! Ta đến để báo cho chúng con một tin mừng”. Chúng tôi không còn sợ nữa Bà ấy nói tiếp : “Nếu dân ta không vâng phục, ta buộc lòng phải để cánh tay Con của ta...

Cả nhà ông Pra làm thinh, nín thở. Có phải là lời nói của Maximin không? Cả nhà điều hiểu rằng Bà ấy mượn lời và soi sáng cho nó nói và nhận ngay rằng Bà ấy đã biết quá khứ của họ, nên Bà ấy nói :

-Trong khi bọn ngươi thề thốt nọ kia, các ngươi cũng đem tên Con của ta vào giữa lời thề... Nếu bị mất mùa thì chỉ có các ngươi bị thiệt thòi mà thôi, cớ sao cứ dằn xéo tên của Con ta?

Những lời nói ấy thật là đắng cay chua xót, nhưng cả gia đình Pra say sưa nghe Maximin nói như trẻ con đang kẻ chuyện đời xưa ấy. Khi Maximin vừa kể xong, thì bà cụ mẹ của Pra, với lòng thành kính nói :

- Hai đứa chúng nó thấy Đức Bà Maria, vì trên thiên đàng chỉ có một mình ngài có Con thống trị muôn loài.

Nói xong bà cụ khóc ròng vì xúc động. Bà cụ ra chuồng bò gọi Mélanie :

- Con để bò đấy, bà lo cho. Phần con, hảy vào đây kể lại cho mọi người biết con và Maximin đã trông thấy những gì trên đồi ấy.

Mélanie thản nhiên đáp :

- Thì Maximin đã kể cho các ông, các bà nghe rồi

Vì Mélanie muốn thu dọn công việc, bà cụ thúc giục :

- Con vào đây, cần lắm, gấp lắm.

Mélanie theo bà cụ vào nhà, thuật chuyện :

- Con cũng định cơm tối xong sẽ thuật lại cho cả nhà nghe, vì còn phải làm việc bổn phận của con trước đã.

Bấy giờ Maximin đi ra ngoài, thuật lại cho mấy người đến sau, muốn nghe biến cố mà nó không thể giữ kín cho một mình nó. Cùng lúc ấy, ông Pierre Selme bước vào nhà, ông ta đã được Maximin kể cho rồi, nên lòng sợ sệt, muốn biết hơn thiệt, thành ra không hẹn mà nên mọi người đã đông đủ. Mélanie thuật lại cũng đúng như lời Maximin đã kể : những lời Bà ấy nói, cử chỉ dáng điệu, cách ăn mặc. Cả nhà, mọi người đều biết tánh ít hay nói của Mélanie, nó còn rụt rè, vụng về, không muốn giao dịch với ai, mà hôm nay nó nói một loạt bằng tiếng pháp, thỉnh thoảng pha vào một vài thổ ngữ, không vấp váp lại còn đầy vẻ nghiêm trang ôn tồn nữa. Bà cụ Pra, càng nghe càng tin tưởng, bảo Jacques :

- Con đã nghe rỏ lời của Đức Trinh Nữ phán bảo Mélanie chưa nào? Từ đây trở đi, đừng có làm việc xác ngày Chúa Nhật nữa.

Jacques đáp :

- Tôi đâu có tin Mélanie. Nó không bao giờ đọc kinh mà nay được trông thấy Đức Trinh Nữ. Tôi không tin.

Ông Baptiste Pra, tuy không thuộc vào hạng người làm việc xác ngày Chúa nhật, song cũng xao xuyến, nên nói :

- Nếu quả thật như thế thì đi trình với cha xứ để ngày mai, trong thánh đường, ngài sẽ rao giảng trong nhà thờ.

Ý kiến này rất hợp với Pierre Selme vì rằng không nên chống lại với trời. Hai đứa ấy đều thành thật. Nếu Đức Trinh Nữ đã giao cho chúng nó một sứ mệnh thì chúng nó phải trình với cha, cha sẽ là đại diện của Giáo Hội tại địa-phương. Mọi người đồng ý rằng, sáng mai Mélanie với Maximin phải đi nhà thờ thật sớm để trình cho cha sở biết những gì chúng nó đã được trông thấy và nghe.

Cha xứ tiếp chúng nó, ngài cảm động, song nghĩ rằng trong xứ, sẽ có người chỉ vào mặt chúng nó để mỉa mai : “Đấy, con Đức Trinh Nữ mà như thế đấy”. Rồi đây, chúng nó cũng phải trải qua những cuộc điều tra thẩm vấn.

Trong thánh lễ, cha sở đã loan báo cho giáo hữu biết rất gọn gàng câu chuyện hai trẻ mục đồng đã trình với ngài.

Chương 2. Từ dư luận đến điều tra.

Ngày 20-9-1846, ông xã trưởng La Salette tổ chức buổi họp tại văn phòng. Khai mặt buổi họp, xã trưởng hỏi :

- Thưa qúy ông, trong qúy ông, có ai biết cha sở đã rao giảng chuyện gì không?

Cử toạ chẳng ai biết ất giáp gì ngoại trừ ông Jean Moussier nhớ lại chiều hôm qua, bé Maximin đã loan tin mới có dư luận xôn xao bàn tán. Nhưng ông xã trưởng, qua phúc trình của ông cán bộ hộ điền (garde-champrêtre) cho đó là một câu chuyện huyền hoặc, khỏi lo, bỏ qua cho xong; song bây giờ chính quyền xã thấy đó là quan trọng.

Cái tin, có một Bà đẹp đẻ đã hiện ra, cứ truyền miệng từ người nầy đến người kia; Bà ấy bảo hai đứa mục đồng phải loan báo cho toàn dân biết. Bà quản lý của cha sở cũng muốn được nghe hai đứa mục đồng trực tiếp thuật lại chuyện chúng nó đã trông và nghe thấy, để dẫn chúng nó vào gặp cha sở, nhưng qua bức tường, ngài đã thoáng nghe nên gọi cả hai đứa vào phòng để chúng nó tường thuật lại cho ngài. Cuối cùng cha sở vừa nói vừa khóc :

- Hai con ơi, chúng con có phước vì đã được trông thấy Đức Nữ Đồng Trinh Maria.

Cha sở ghi chép lời khai vào giấy, sáng ngày, trong thánh lễ, ngài đã giãng cho bổn đạo biết, ngài đã bị xúc cảm qúa độ, không nói được nhiều, khuyên con chiên, muốn rỏ hơn thì cứ hỏi Mélanie và Maximin. Vậy là, ông Peytard, xã trưởng, là người đầu tiên, đi hỏi chuyện. Sau buổi kinh chiều, ông xuống Ablaudin thì tìm gặp Mélanie còn Maximin thì đã theo Pierre Selme xuống thôn Corps. Trong suốt ba tiếng đồng hồ, ông xã trưởng thẩm vấn Mélanie một cách khôn khéo. Trước tiên, ông cứ để cho Mélanie tường thuật, sau đó ông, ông ta mới hỏi vặn đi vặn lại, vừa quan sát sắc diện của đối tượng vừa dỗ dành doạ nạt, nào là giao hiến binh tra khảo đánh đập, nào là tù ngục bỏ đói, rồi lại dịu giọng ngon ngọt. Nghĩ rằng Mélanie là con nhà nghèo, tiền bạc sẽ là mồi ngon. ông ta móc hầu bao, lấy ra bồn đồng tiền vàng sáng ngời, đặt trên bàn, thật hấp dẫn, khoe với Mélanie rồi bảo :

- Từ nay em đừng nói đến chuyện ấy nữa, thì tương lai của em sẽ được bảo đãm.

Mélanie không đoái nhìn bốn đồng tiền vàng. ông xã trưởng dúi tiền vào tay, thế mà Mélanie vẫn từ chối, tuy rằng trước đây đã từng ngã tay xin từng đồng xu, mà nay lại gạt tay ông xã trưởng, nhất định không thèm nhận tiền. Buổi tối hôm nay, qủa đúng là đêm quan trọng của sự tích La Salette. Ông xã trưởng trở về làng, cỏi lòng xao xuyến. ông thấy rằng phải kiểm chứng nên dặn Baptiste Pra không nên cho Mélanie rời khỏi nhà, tuyệt đối là không được đến thôn Corps để nói chuyện với Maximin.

Sáng hôm sau, ông xã trưởng đi tìm gặp Maximin để thẩm vấn. Đến ngày Chúa Nhật, ông gọi cả hai đứa để cùng chúng nó lên ngọn núi đã xảy ra hiện tượng “hiện ra”. Cho chúng nó ngồi xa nhau, hỏi xong đứa nầy rồi mới hỏi đứa kia, bắt mỗi đứa diễn lại từng bộ điệu của Bà ấy, rồi đối chiếu với nhau. Sở dỉ ông xã trưởng cố ý điều tra kỷ lưỡng là để phúc trình lên toà giám mục để kể công. Hai đứa mục đồng đều thuật lại và diển tả sự việc giống nhau.Về phần Baptiste Pra, khi ông xã trưởng đi rồi, thì đang đêm, sang nhà ông Selme và ông Moussier để cho biết cảm nghỉ riêng của mình. Họ ghi nhận những lời Bà ấy và những câu trả lời đối đáp của hai trẻ mục đồng. Những lời than phiền và hăm dọa của Bà ấy đều có quan hệ đến họ.

Tại thôn Corps, cũng ngày Chúa Nhật ấy, ông Selme để cho mấy người láng giềng bu quanh Maximin để hỏi chuyện hiện ra. Hôm sau, ông Peytard, xã trưởng, nói với Maximin :

- Tao không muốn làm như mầy đã làm. Tao thà rằng phạm tội giết người hơn là đặt chuyện ra mà gạt thiên hạ.

Maximin đáp ngay :

- Bịa đặt ư? chuyện quan trọng và đúng như vậy mà bịa đặt được ư.

Phần ông Selme, nói chuyện với ông Giraud đang ở quán rượu, cho Giraud biết là Maximin được một phước rất trọng là đã được trông thấy Đức Trinh Nữ. Bấy giờ Giraud với mấy tay nhậu cười rộ, mỉa mai. Đêm ấy Giraud về đến nhà thì Maximin đã ngon giấc rồi. Giraud đánh thức nó giậy, bảo phải thuật lại chuyện đã được trông thấy một Bà nào đó. Maximin thuật lại cho bố nó nghe rõ ràng đầu đuôi, những lời của Bà ấy. Giraud phải kêu lên “ai là người có đủ khả năng nhét vào đầu óc của con bao nhiêu câu chuyện với một thời gian gắn ngủi như vậy? Ở nhà, đã ba năm nay, bố dạy cho con mà con không thuộc nổi kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng nữa”.

Nói xong, Giraud lên giường ngũ. Sáng ngày, nhà ông Giraud đầy người, họ cứ nghe Maximin thuật lại, toán nầy ra, toán khác vào. Về sau một mình với con, Giraud cấm con “thuật lại chuyện ấy”, không nghe sẽ bị đòn. Cấm đoán cũng vô ích. Tin ấy không cánh mà bay, cả làng xả đều biết. Buổi xế chiều, một toán người lên núi để quan sát. Họ nhận ra con suối từ lâu khô mạch, nay lại có nước chảy ra, trong và mát, nên sự tò mò có kết quả tốt.

Sau đó vài ngày chính ông Giraud lại bảo Maximin thuật lại cho mình những điều nó đã trông thấy và nghe. Bất chợt, Maximin nói với bố:

- Bố ạ, bà ấy cũng có nhắc đến bố nữa

- Sao, Bà ấy nói gì về bố?

- Bà ấy đã nói về việc mất mùa, về chuyện hôm con ở Coin, bố đã nói với con rằng ăn miếng bánh còn lại của mùa năm nay vì bố không chắc là sang năm, nếu mất mùa nữa, thì chẳng có mà ăn đâu

Nghe vậy, Giraud xác định là phải có một thần lực nào nên Maximin mới nhớ đầy đủ và rành mạch từng chi tiết. Kẻ từ nay, cậu bé mục đồng này được dể dàng thi hành mệnh lệnh của Bà ấy là : “Các con hảy thuật lại cho toàn dân TA nghe”

Phần cha Mélin, cha sứ ở Corps chỉ gặp Maximin trong ngày 26-9-1846, tức là sau biến cố “hiện ra” tám ngày, cũng vì có nguồn dư luận phủ nhận cho rằng cha xứ đã xúi giục. Maximin loan tin ấy ra. Nhưng để minh bạch trắng đen, chúng ta hãy nghe Maximin kể lại như sau :

- Lần đầu tiên tôi đến gặp cha xứ là vào ngày thứ bảy 26-9-1846, thì cha xứ đã nghe dư luận xôn xao trong xứ về biến cố lạ lùng ấy. Ngài tỏ ra lạnh nhạt, chẳng lưu ý đến. Khi ngài dâng thánh lễ xong, có người đến thưa :

- Cha có biết Đức mẹ hiện ra cho thằng Maximin không?

- Thế là bảo nó vào gặp tôi.Cha xứ cho gọi tôi và Mélanie đến, ngài cho Mélanie ngồi trong nhà bếp, còn tôi thì ngài cho vào phòng. Ngài có vẻ hửng hờ khi tôi thuật lại cho ngài nghe những điều mắt, tai tôi trông và nghe thấy : Ngài hỏi :

- Vậy hết rồi ư?

- Thưa cha, còn có một điều nầy nữa mà Bà ấy cấm con không được nói ra. Sau đó, tôi đi xuống nhà bếp. Ngài cho gọi Mélanie vào. Ngài cũng đặt câu hỏi như đã hỏi tôi và sai đó ngài hiểu rằng Bà ấy đã trao cho mổi chúng tôi một điều “bí mật” khác nhau. Sau đó, ngài cho chúng tôi ra về mà chẳng nói gì.

Cha Mélin, cứ theo trách nhiệm là cha xứ, là người đầu tiên trình lên Đức Giám mục vấn đề đã làm cho giáo xứ và cả hàng tổng say mê. Trong bức thư, cha Mélin trình bày dư luận của mình cũng giống với dư luận của giáo hữu. Ngài xác định : “... Con rất thận trọng khi nhận được tin tức, trong đó, con không tìm thấy có gì là dối trá. Ngày thứ hai, 28-9-1846 con đã lên đến hòn núi ấy để quan sát. Trong bốn tiếng đồng hồ, con đã cách ly chúng nó, thẩm vấn riêng tại chỗ... Mọi dự kiện là như con đã trình bày, xin Đức Cha thẩm định...”

Riêng cha Mélin, sung sướng nhận thấy, kể từ tháng 10-1846, người đã họa những bức tranh theo sự mô tả của hai trẻ mục đồng. Đức Cha Bruillard, vì sự khôn ngoan và dè dặt là thông lệ, nên ngày 9-10-1846 đã gởi thơ luân-lưu cho các linh mục chánh xứ trong giáo phận như sau : “Thưa qúy cha, qúy cha cũng đã nghe câu chuyện lạ lùng đặt biệt vừa xảy ra tại La Salette, gần thị xã Corps, tỉnh Isère. Tôi yêu cầu qúy cha hãy đọc lại những thông tư chỉ thị của tòa giám mục năm 1829, trang 94, có ghi rằng : Toà Giám Mục cấm mọi lời tuyên bố, mọi ấn phẩm liên quan đến một biến cố có tánh cách phi thường đặc biệt và lạ lùng mới xảy ra, nếu chưa có phép của bản tòa. Nếu bất tuân thì đương nhiên tự thấy mình đã vi phạm và sẽ lãnh lấy trách nhiệm và hậu qủa”.

Đối với biến cố La Salette, tòa giám mục chưa phán quyết nên đề phòng mọi lạm dụng.Để phúc đáp tờ trình của cha Mélin, đức giám mục đã nêu lên một số câu hỏi nội dung là :

- Hai trẻ mục đồng có được thẩm phấn riêng biệt không?

-Chúng nó có tánh xảo quyệt, hay phỉnh phờ hay lường gạt, dối trá bao giờ chưa?

- Chúng nó có dụng ý đặt truyện để mưu lợi ích không?

Từ bấy giờ, giữa tòa giám mục và cha xứ La Salette, thư từ trao đổi thường xuyên mỗi lần có nghi ngờ hoặc có tin tức dị biệt.

Ngoài ra tại La Mure, gần Corps, có cha quản hạt với hai cha phó, là người đằm thắm, Đức Giám mục cho biết rằng trong khoảng trung tuần tháng 10-1846, cha quản hạt có đi thăm La Salette nên đã yêu cầu cha quản hạt trình cho ngài những gì đã nghe hoặc đã điều tra. Cha quản hạt phúc trình bằng cách gởi lên toà giám mục lời khai chi tiết của hai trẻ mục đồng và lời truyền miệng nhau. Đức giám mục lại còn phái cha Chambon là giám đốc tiểu chủng viện với hai linh mục khác, đến tận nơi địa điểm đã phát sinh tin tức hiện ra, để quan sát, điều tra để phúc trình cho ngài, đồng thời ngài cũng trao cho phái đoàn những tài liệu ngài đã nhận được, của cha Mens (quản hạt), của cha Eymery, của cha Rabillond, của ông Giraud để nghiên cứu.

Chương 3. Sự kiện Đức mẹ hiện ra.

Ông Pierre Selme mướn tạm Maximin trong tám ngày, cam kết với ông Giraud. Bố của Maximin là sẽ chăm nôm thằng bé vì nó sẽ chăn bò gần đám ruộng của Selme. ngày thứ năm trong tuần, Selme thấy Maximin không được vui nên, tối hôm ấy bảo nó :

- Xóm nầy cũng có em bé chăn bò trên đồi, mầy cùng đi với nó cho có bạn, nếu mầy muốn. Đây là dịp để hai đứa làm quen với nhau lúc ban ngày cho bò đi ăn. Tối đến thì Mélanie phải quét dọn chuồng bò nữa. Sáng hôm sau, hai đứa dẫn bò đi ăn trên sườn núi Pianneau, chúng nó phải chăm nôm lúc bò đang gặm cỏ, vì sườn núi dốc lắm, sợ bò lăn xuống hố, đến trưa thì chúng nó gặp nhau, chuyện trò đùa giởn, chiều đến, dẫn bò về. Trước khi chia tay, chúng thách đố nhau : sáng mai, xem đứa nào dậy sớm hơn. Vắt sửa bò xong, hai đàn bò lên núi, mặt trời cũng từ từ lên dần. Thời giờ trôi qua. Ông Selme dọn đám ruộng gần đấy, lên tiếng :

- Maximin cho bò uống nước đi?

-Vâng, để con gọi Mélanie cho bò đi uống nước một thể.

Hai đàn bò đến vủng nước dành cho súc vật, cho chúng nó uống rồi tìm nơi nằm nghỉ,sau khi ăn xong cơm trưa. Có một điều mà chúng nó không ngờ là chẳng biết vì sao hôm nay ánh nắng lại mát dịu nên chúng thiếp mắt lúc nào...Mélanie đánh thức bạn :

- Maximin, dậy đi kiếm bò của chúng mình, không biết nó đâu rồi.

Thằng bé hốt hoảng, cấm đầu chạy theo Mélanie. Cũng may, nhìn qua suối, chúng thấy hai đàn bò nằm yên tại chổ. Yên tâm chúng nó trở lại thu dọn bao bị. Đi được một đoạn đường dốc, nhìn lên tảng đá, chúng thấy một vùng ánh sáng tưởng chừng như mặt trời rơi xuống đó. Mélanie bảo :

- Maximin? xem kìa, có một đám gì sáng ngời mầy ạ?

- Đâu? đâu? Vừa hỏi, Maximin đến gần Mélanie.

- Đàng kia kìa. Mélanie đưa tay lên, chỉ cho Maximin.

Ánh sáng ấy chớp lên, nhấp nháy, như sao trời về đêm làm cho hai đứa bị chói, đưa tay lên dụi mắt. Bầu ánh sáng mở dần ra, và ngay chính giữa, hình một người đàn bà đang ngồi khóc, hai cùi chỏ chống lên đầu gối, hai bàn tay ôm lấy mặt. Toàn thân và hai bàn tay sáng qúa. Mélanie buột miệng kêu : “Lạy Chúa!” rồi nó nhớ lời của bà cụ Caron hăm nó “Có ngày mầy sẽ thấy, mầy cứ nhạo khi thấy người ta đọc kinh”. Mélanie sợ run người, làm rơi chiếc gậy đang cầm trong tay. Maximin trấn an con bạn : “Mầy nhặt gậy lên, nếu người ấy động tới mầy thì tao đánh trả cho”. Hai đứa đứng gần nhau, nhìn vầng sáng mở rộng ra, bao phủ một người đàn bà đang từ từ đứng lên, để lộ khuôn mặt buồn rầu, thu hai cánh tay vào hai tay áo rộng vòng ngang ngực. Bà ấy gọi chúng nó như bà mẹ gọi con :

- Chúng con đến gần đây, đừng sợ. Ta đến cho chúng con biết một tin mừng quan trọng.

Được nghe giọng nói dịu hiền như điệu nhạc, làm cho người nghe phải say mê. Không còn sợ hải nữa, chúng lần xuống sườn đồi, băng qua suối, trong khi đó, Bà ấy bước tới đón chúng nó, dáng điệu trang nghiêm mà dịu dàng, duyên dáng. Hai đứa đúng lại đấy, Mélanie bên tay phải, Maximin bên tay trái của Bà, chúng đứng gần đến nổi không một người nào có thể đi qua giữa Bà và chúng nó. Vừng ánh sáng bao bọc chúng nó và rỏ ràng là người chúng nó không có bóng (ombre) bổ xuống đất như thường tình. Chúng nó trông thấy mặt Bà sáng chói nhìn chúng nó đến nổi Maximin không thể nhìn thẳng nên không được trông thấy khuôn mặt của Bà cho rõ ràng; Nhưng Mélanie phân biệt được da mặt trắng, hơi dài và qúa đẹp. Đoạn Bà nhìn xuống, thân hình hơi cúi và nước mắt chảy ròng ròng và tan vào trong vừng ánh sáng. Bà tuyên bố :

- Nếu dân Ta không lo ăn năn thống hối, không chịu phục tùng, Ta bất đắt dĩ, buộc lòng để cho tay của Con Ta giáng xuống. Tay của Con Ta nay đã trở thành qúa nặng nề, đến nổi Ta không còn sức để nâng đở được nữa.

Mélanie thì nghĩ rằng đó là một người đàn bà bị chồng độc ác đánh đập đuổi đi hoặc là chồng đang hành hạ con cái sao đó. Maximin thì tưởng rằng người đàn bà ấy bị đàn con bất hiếu đuổi đi nên thưa :

- Thưa bà, đừng khóc nữa để cháu giúp bà...

song nó không kịp mở miệng thì Bà ấy phán tiếp :

- Từ lâu nay, Ta phải đau khổ vì tất cả các ngươi. Để Con Ta khỏi bỏ các ngươi, Ta phải khẩn cầu liên lỷ cho các ngươi, mà các ngươi không lấy làm điều. Dù các ngươi có cầu khẩn bao nhiêu, cũng không bao giờ đền bù được nổi khổ tâm và cực lòng Ta do các ngươi gây ra. Ta đã để cho các ngươi sáu ngày để làm ăn, Ta chỉ giành cho Ta có một ngày mà thôi mà các ngươi cũng không nhường cho Ta. Điều ấy làm cho tay của Con ta hóa ra nặng nề đến thế đấy. Rồi thì những người đánh xe, mỗi khi thề thốt với nhau, nguyền rủa lẩn nhau, cũng phạm đến danh của Con Ta. Hai điều ấy cũng đủ làm cho tay của Con Ta càng thêm nặng nề. Nếu mất mùa, cũng chỉ vì các ngươi. Năm ngoái, ta đã để cho các ngươi thấy mất mùa khoai, các ngươi chẳng suy nghỉ vì đâu mà gây ra nông nổi như vậy. Trái lại, thấy mất mùa khoai, các ngươi đã nguyền rủa xúc phạm đến danh Con của Ta. Năm nay, cũng còn mất mùa nữa. Nó sẽ không còn gì nữa hết ráo

Bà ấy muốn nói gì đây? Maximin không hiểu gì, nó không dám hỏi, Bà ấy còn đấy thì nó cũng đứng nhìn, không chớp mắt. Nó hớp lấy lời của Bà, người của nó như tan hoà với người của Bà. Con Mélanie thì ngây thơ đến nổi không hểu được danh từ pommes de terre, nó chỉ biết qủa pomme thì ở trên cây chứ có thứ qủa pomme gì mà ở dưới đất; nó xoay qua định hỏi Maximin, thì Bà nói tiếp :

- À! các con không hiểu ư? Thế thì Bà nói bằng thổ ngữ.

Bà nói rành mạch chẳng khác gì người đã ở vùng ấy từ đời nào ấy.

- Nếu trong nhà còn lúa giống thì đừng gieo vô ích vì gieo xuống sẽ bị loài vật ăn hết, mà nếu có mọc lên cây nào, thì sau nầy, khi đập lúa, hạt lúa sẽ biến thành bụi đất. Rồi thì mất mùa, thiếu thức ăn. Trước khi mất mùa, trẻ con dưới bảy tuổi, sẽ tự nhiên mà bị run rẩy. Chết trên tay những người bồng ẩm chúng nó. Những đứa sống sót sẽ bị đói khát để đền tội; qủa dẻ thì bị sâu mọt, nho thì bị thối ra.

Bổng chốc, Mélanie không nghe được tiếng nói nhưng nó lại thấy đôi môi của Bà mấp máy đang nói mà Maximin đang chăm chỉ nghe. Rồi thì đến phiên Mélanie được nghe nói song Maximin thì chỉ được trông thấy đôi môi của Bà cử động. Bấy giờ Maximin giở nón, trở nên ngoan ngoản lể phép; thỉnh thoảng dùng gậy đập vào hòn đá dưới chân. Rồi cả hai đứa cùng được nghe:

- Nếu dân Ta biết ăn năn sám hối thì những tảng đá sẽ hóa thành từng đống lúa, còn khoai thì cứ bươi đất lên mà nhặt cho vào bao...Chúng con có cầu nguyện sốt sắng không?

Hai đứa cùng thưa :

- Thưa Bà ít lắm.

- Các con phải nhớ đọc kinh hôm mai. Khi nào qúa bận, thì ít nữa là phải đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Kính Mừng, còn khi nào có nhều thì giờ thì đọc nhiều hơn. Mùa hè, Ta thấy có vài bà già đi dự thánh lễ, còn bao nhiêu người khác, trẻ trung, mạnh khoẻ, thì ngày Chúa Nhật cũng đi làm. Về mùa đông, không biết làm gì thì họ có đi lễ xong chỉ là để nhạo báng đạo thánh Chúa. Mùa chay thánh thì kéo nhau đi mua thịt mà ăn, đi xem hát bộ (théâtre) đi khiêu vủ. Chúng con thấy lúa có mục nát không?

Maximin lanh miệng thưa :

- Thưa Bà, không ạ

Bà liền nhìn nó rồi nói :

- Có một lần con với bố con đi về Coin, chủ ruộng gọi bố con đến xem lúa bị mục nát. Bố con đến lấy mấy chẹn lúa chà vào bàn tay, lúa nát ra như bụi. Trên đường về Corps, bố con trao cho con một miếng bánh và nói : Nè con, con ăn miếng bánh của năm nay vì không biết năm sau, có bánh mà ăn không, nếu lúa bị mục nát như vầy. Con có nhớ vụ ấy không?

- Thưa Bà, đúng như vậy, nhưng vì con không để ý mà nhớ cho rõ.

Bấy giờ thì Maximin sực nhớ lại cách đây vài hôm, trên đường về Corps, bố nó lo âu buồn rầu, khi hai bố con sang thôn Coin để mua gỗ. Cuối cùng, bằng tiếng pháp, Bà ấy phán :

- Hai con phải loan truyền phổ biến lại những gì Ta đã nói với chúng con cho toàn dân Ta.

Thế là hết. Bà ấy ra đi cũng như một người khách viếng thăm xong thì cáo từ, ra về. Bà đi về phía Maximin nên nó tránh ra, nhường chỗ. Bà băng qua suối Ségia, chân đặt nhẹ lên phiến đá giữa dòng suối quanh đôi giày của Bà có nhiều hoa hường nên Maximin tự bảo : Tiếc quá hoa sẽ bị nát hết, còn gì. Nhưng không phải vậy, hoa không bị giẩm, vì Bà nổi lên khỏi mặt đất, thân hình ngay thẳng, lướt trên ngọn cỏ, cứ lướt tới. Khi đã đi qua khỏi chúng nó độ 3m thì ngoảnh lại, bảo “Thôi nhé? các con hãy loan báo sự việc nầy cho dân Ta”. Nghe như thế chúng nó chạy theo Bà khách lạ lùng nầy. Maximin đi theo từng bước một, còn Mélanie thì theo lối tắt, đón đường. nơi sườn đồi có hai con đường mòn chạy song song với nhau, mỗi con đường dẫn tới một mạch nước, lưng chừng lại có con đường mòn băng qua. Bà khách lướt theo các con đường ấy vẻ ra hình chử S. Về sau, khách hành hương suy ra và thấy rằng các khúc khuỹu ấy là con đường khổ nạn Chúa Giêsu đã vác thánh giá từ dinh Philatô lên núi Calvariô, cho nên người ta đặt ở đó 14 chặng đường thánh giá. Lên gần đỉnh đồi, thình lình Bà đứng lại, nổi lưng chừng cách mặt đất độ 1m50 và đứng như vậy độ một phút. Đối diện với Mélanie nên Mélanie thấy đôi mắt của Bà ngửng lên nhìn trời rồi nhìn về hướng đông nam là hướng Ý Đại Lợi và Rôma. Bây giờ thì Bà không khóc nữa nhưng tỏ ra buồn lắm. Thế rồi ánh sáng từ con người của Bà hoá ra chói chang như lúc mới hiện ra rồi hình thù biến dần, trước hết đầu, rồi vai, rồi toàn thân.

Hai trẻ mục đồng, lòng se thắt lại, khi thấy cảnh huy hoàng ấy tan biến đi, chúng thấy bị mất đi một báo vật mà chúng quyến luyến một cách sâu xa khác thường. Chúng nó nhớ lại rằng trong thời gian Bà khách còn đấy, chúng chỉ nghĩ đến Bà, hơi thở của chúng cũng hòa nhịp với hơi thở của Bà, chúng nhận định là suốt đời, chưa bao giờ chúng được hưởng những giây phút thần tiên qúa sung sướng không tưởng. Chúng sẳn sàng theo Bà đến tận cùng trái đất, song than ôi! trong cảnh huy hoàng ấy, Bà lại biến đi. Vâng, chúng nó thấy rồi so sánh Bà khách nầy không giống như những người đàn bà mà chúng thường trông thấy. Trong những nguyện đường chúng có việc đi viếng, có nhiều pho tượng các thánh nam nữ, trên đầu có vòng hào quang, không biết Bà khách ấy có thuộc vào hạng thánh như vậy không. Mélanie nói liều :

- Có lẻ Bà thánh khách ấy là đại thánh chăng!.

Maximin ngây thơ đáp :

- Giá mà mình biết đó là một bà thánh lớn, mình đã xin cho mình đi theo rồi.

Nói xong, nó nhảy lên đưa tay chụp mấy chiếc hoa hường, dấu tích Bà ấy để lại, song thất vọng, vì hoa hường cũng biến tan theo Bà, Mélanie than :

- Uớc gì Bà ấy ở lại với mình. Bà ấy biến đi, chúng mình chả biết Bà ấy đi về đâu.

Chúng nó ngóng cổ chờ, mong phá được ánh sáng chói chang để kiếm tìm Bà khách xin được đi theo hầu hạ hoặc nhận thêm chỉ thị gì nữa. Song vô ích. Tuyệt vọng. Chỉ còn luyến tiếc. Dần dần, chúng bình tỉnh, thấy mặt trời đã ngiêng về hướng tây, có lẻ bây giờ cũng vào khoảng ba giờ, đã đến lúc cho bò ăn phải trở về thôn xóm. Chúng thu nhặt đồ đạc, trong đầu óc dồn dập bao nhiêu câu hỏi. Con Loulou của Maximin vẫn nằm gần mạch suối, nó ngũ yên nằm yên, không sủa không cắn, chắc chắn là nó chẳng trông thấy gì. Cũng vì vậy mà Mélanie tin rằng Bà ấy là một bà thánh trên trời. Mélanie hình dung lại các pho tượng trong các nguyện đường, cố ý tìm xem có thánh nào đẹp như thế không? Nhưng không bà thánh nào giống Bà ấy, Bà ấy đẹp tuyệt trần. Đẹp thế mà lại khóc, nước mắt cứ tuông xuống trên khuôn mặt oai vang sang trọng với giọng nói ngọt ngào êm ái. ôi chao! Bà ấy là ai nhỉ?

Hai trẻ mục đồng quá ngây thơ, không biết hay không thể biết Bà ấy là ai!. Trong khi ấy, trong giờ phút ấy, tên của Bà khách lạ mặt được toàn thể mọi người trong Hội thánh công giáo nguyện cầu. Hôm ấy, ngày Chúa nhật thứ ba tháng chín hàng năm, là lễ Kính Bảy sự thương khó Đức Bà. Từ bốn phương đông, tây, nam, bắc, vang lên lời nguyện : “Lạy Nữ Vương các thánh tử vì đạo, cầu cho chúng con”.Vậy mà thiên hạ cứ thôi thúc nhau làm giàu, đến nổi sinh ra đạo hạnh lơ là, động đến trời xanh. Vì thế mà Nữ Vuơng các thánh tử vì đạo phải hiện về nói với hai trẻ mục đồng rằng : “Cánh tay của Con của Ngài quá nặng đồng thời Ngài cũng cho biết là mất mùa, Ngài đau khổ, phải van nài Con của Ngài”. Tất cả chuyện ấy vượt qúa trí khôn của Maximin và Mélanie, nhưng tâm tình vừa lộn xộn vừa khoái lạc là được tiếp xúc với tiên giới, tạo cho chúng một mối cảm giác phi thường. Nơi chân đồi, đàn bò vẫn ngặm cỏ, con dê của Maximin nhập vào đàn, lần bước. Băng qua suối rồi, chúng nó cho bò uống thêm nước, xa xa, dọc theo đồi, các đàn bò cũng lần lượt đã uống nước. Trong trí khôn của hai trẻ còn lảng vảng hình ảnh của Bà khách lạ, thình lình Maximin nói với Mélanie :

- Lúc nảy, Bà ấy nói gì với mầy vì tao thấy đôi môi của Bà nhấp nháy, song tao không nghe được tiếng nào. Vậy thì Bà ấy nói gì?

- ừa, tao cũng sướng lắm. Bà ấy nói riêng với tao song tao cũng không được phép cho mầy biết.

- Thì cũng giống tao rồi. Bà có nói riêng với tao song tao cũng không thể cho mầy biết.

Như vậy hai trẻ mục đồng nhìn nhận rằng mổi đứa đều được trao cho một chuyện kín nhiệm. Đi đến đám ruộng của chủ mình, hai đứa thấy trong người nhẹ nhàng dể chịu, và tiếp tục nói chuyện. Maximin bắt đầu :

- Khi vừa thấy Bà ấy, tao tưởng đó là vợ của ông Valjouffrey muốn đến đánh cắp gói đồ ăn của bọn mình, song nghe nói đến cánh tay của Con Ta thì tao lại tưởng là một bà nào đó bị con mình hành hung nên phải chạy đi trốn. Tao muốn khuyên Bà đừng khóc nữa để hai đứa mình tìm cách giúp đỡ cho.

Mélanie hỏi :

- Mầy có để ý rằng trong lúc nói chuyện, Bà ấy và cả hai đứa mình đều không bổ bóng xuống đất không? Bà ấy sáng ngời, sáng chói...

- Ôi Bà ấy đẹp qúa chừng! Song tao thấy tượng thánh giá Bà mang trên ngực còn đẹp hơn nữa : khăn choàng, sợi dây chuyền và thánh giá, cả ba ấy đều sáng lắm. Giá như Bà ấy cho tao chiếc áo thì tao đớp ngay.

Được tự do nói chuyện vừa dẫn bò về. Sau nầy trong các lần bị thẩm vấn, chúng còn cho biết thêm nhiều chi tiết bổ túc nữa. Chúng ta cũng nên hình dung để tìm thấy Bà ấy là ai mà đã làm cho hai trẻ mục đồng ngây ngô khờ khạo mà lại được mê mẩn tinh thần đến thế.

Bà ấy, tầm vóc dong dẻo cao mà thanh tao. Đối với chúng nó, trong vùng không có bà nào cao hơn, vì tuy là được đối diện, song nơi Bà đứng tương đối cao hơn chỗ chúng nó đứng vả lại mủ của Bà đội trên đầu cũng cao nên có hiện tượng như vậy. Về áo xống, tỏ ra Bà rất khiêm tốn, áo toàn màu trắng, bao phủ toàn thân, từ càm đến cổ, che luôn đôi giày. Tay áo rộng và phủ hai tay vòng trước ngực, khăn choàng trắng, bao quanh hai vai, chiếc tablier từ ngang thắt lưng phủ cả đôi chân. Mũ trắng, cao độ 20 phân bao quanh trán đến sau ót che luôn đầu tóc và hai tai, giày màu trắng, bít tất màu vàng. Chung quanh Bà, có hai vòng hào quang : một bao quanh sát tầm vóc con người thừa ra độ vài phân, sáng nhấp nháy, một bao quanh người mổi chiều rộng gần 4m ánh sáng diệu hơn và không nhấp nháy : đặc biệt là hào quang này bao luôn cả hai đứa, vì thế con người của chúng không có bóng bổ xuống. Áo và giày có kim tiền sáng lung linh. Trước ngực, chúng thấy có hai sợi dây chuyền bằng vàng rồng làm chóa mắt chúng nó : sợi thứ nhất gồm nhiều khâu lồng vào nhau, chạy song song theo hai mí của khăn choàng, sợi thứ nhì mảnh hơn, mang vào cổ. Có tượng thánh giá có hình Chúa Giêsu Kitô, sáng ánh như có tia lữa phát ra bên cạnh thánh giá có những dụng cụ trong cuộc khổ nạn : bên trái là chiếc búa, bên phải có kềm hình như Bà ấy cho ta tự lựa chọn, hoặc là đóng đinh hay là tháo đinh cho Con của Bà; cuối cùng là ba tràng hoa hường đủ màu sắc, một cái thì bao quanh hai chân, một cái thì quanh khăn choàng, cái thứ ba thì quanh đầu. Cứ theo hình ảnh ta phải hiểu rằng đó là tượng trưng cho các mầu nhiệm Vui-Thương và Mừng trong toàn tràng hạt mân côi. Tràng bao quanh đầu thì sáng hơn cả, trước trán, xen vào với hoa hường, có ngôi sao nhấp nháy, giữa mỗi hoa, có một hạt kim cương.

Khuôn mặt của Bà tỏ ra buồn rầu đau khổ. Mélanie nói với cha Lagier rằng :

- suốt cả buổi, Bà ấy khóc, nước mắt tuôn xuống, song không rơi trên mặt đất, vì nước mắt vừa rơi lưng chừng thân người thì tan biến trong vừng ánh sáng, vả chăng, Bà ấy khóc thật song nét mặt lại hóa ra nhân hậu vô biên.

Maximin thì mô tả rằng khuôn mặt của Bà, từ miệng đến vừng trán thì sáng ngời, giọng nói trong ngân dịu dàng như một điệu nhạc du dương. Trước các điều tra viên, chúng đều nói :

- Chúng tôi thật là sung sướng.

Hai trẻ mục đồng nầy qủa thật là có phước vì màn trời đã hé mở ra, để cho quả tim của chúng được tiếp xúc với đấng tinh tuyền chẳng vướng bợn nhơ tội lỗi. Thật là rỏ ràng không do căn bản văn hóa hoặc thông minh mà chúng nó cảm nhận được nổi vui mừng sung sướng ấy. Cả bản mệnh lệnh bằng tiếng Pháp, chúng chẳng hiểu gì, nhưng điều quan trọng là chúng nó nhớ để truyền lại cho toàn dân như là bài đọc thuộc lòng.

Khi bóng chiều đã nghiêng xuống bao phủ thung lũng La Salette, thì hai đứa trẻ mục đồng thất vọng là đã đến lúc dẫn xúc vật về, có lẽ sớm hơn thường lệ, song chúng không giữ mãi trong lòng cuộc gặp gở hy hữu với Bà khách lạ lùng ấy. Chúng nghỉ rằng trong làng xã, chắc mọi người đã được trông thấy người Đàn Bà sáng như mặt trời đi lờ lửng trên thôn Collet. Chúng hy vọng rằng chủ của chúng sẽ cho chúng nó biết qúy danh của vị thánh ấy và giải thích chúng ý nghĩa của câu nói : “Chúng con hảy loan báo cho toàn dân Ta biết”. Riêng phần ông Pierre Selme hơi lo ngại vì chuông chiều ở thánh đường đã đổ mà chưa thấy chúng về, nên đứng tựa cửa mà trông chờ. Pierre Selme trách Maximin :

- Sao mầy không đến gặp tao ở đám ruộng như tao đã dặm mầy?

Nó đáp lại :

- Ôi chao! thế là ông biết chuyện gì đã xảy ra ư?

- Chuyện gì thế?

- Hai chúng tôi thấy một Bà đến chơi với chúng tôi. Thoạt tiên, tôi sợ run người. Nhưng Bà ấy bảo : “Đừng sợ, chúng con lại đây. Ta đến đây để báo cho chúng con một tin rất quan trọng”.

Maximin liền một mạch đọc bản sứ điệp của Bà ấy, bằng tiếng Pháp, có xen lẫn mấy tiếng bằng thổ ngữ, nó mô tả lại Bà ấy biến đi làm sao, Pierre Selme ngạc nhiên, sửng sốt mà nghe như Maximin từ một cỏi xa xôi trở về.

Suốt đêm ấy, tại nhà của Baptiste Pra, người ta thức, bàn tán, lo sợ rồi kết luận :”Phải đi trình sự việc nầy cho cha chánh xứ”. Họ không ngờ rằng thái độ và cử chỉ thường nhật của họ có liên quan đến việc Bà ấy hiện ra và rồi tên tuổi của họ cũng được lồng vào sự tích “hiện ra”.

Chưong 4. Thân phận hai trẻ mục đồng.

Trước khi có biến cố ịỵhiện raỵỂ, Maximin và Mélanie, là hạng người ở trong lu mờ, chẳng ai biết đến, chẳng ai đếm xỉa, có biết chăng là hai đứa mục đồng, giữ bò cho người ta để kiếm cơm ăn.Người ở thôn Alblaudins thấy Maximin hằng ngày dẫn con dê nái đi ăn, có con chó Loulou quấn quít bên chân, ngày ngày nó còn đi hốt phân bò dọc đường làng. Mélanie là một thôn nữ mảnh khảnh, trầm ngâm từ sáng tới chiều, dẫn bò đi ăn, nó ở mướn cho ông Baptiste Pra. Cả hai đứa, ở trường học, chẳng ra gì, về giáo lý càng kém cỏi. Cả hai đứa đều là con nhà nghèo. May ra, tấm lòng của một mẹ hiền, mới có thể làm cho cái thế giới bé tý tèo của chúng được sung sướng một phần nào, song tội nghiệp, từ lâu rồi, chúng không được hưởng tấm lòng ưu ái của một từ mẫu.

Nhờ biến cố ngày 19-09-1846, người ta mới chiếu cố đến chúng nó. Bấy giờ, con mắt của bố hay của ông chủ mướn chúng nó mới để ý đến, cũng như bao nhiêu người, ngày ngày thấy chúng nó, cũng làm như xa lạ cho đến khi từng đoàn người vị vọng, giàu sang học rộng, đi tìm chúng nó, xin thăm chúng nó, xin được nói chuyện với chúng nó. Điều làm cho mọi lớp người đều ngạc nhiên là, dù sau khi được trông thấy Bà ấy, tánh tình chúng nó không thay đổi chút nào.

Mélanie (1831-1904)

Mélanie khoảng 15 tuổi, sinh tại tỉnh Corps, ngày 07-11-1831; tầm vóc thấp và mảnh khảnh, xem như mới 10 tuổi là cùng. Thân phụ là ông Pierre Calvat, phải lao động vất vả suốt ngày vì nhà đông con. Ông làm đủ nghề : thợ mộc, thợ cưa... và thường cũng phải đi làm ăn xa nhà; vì thế mà Mélanie tập làm lụng từ lúc chưa đầy 8 tuổi để nuôi thân. Nó thường ra đường ngã tay xin ăn nếu những tháng không đi ở mướn tại nhiều thôn xã như Saint Jean, Beaumont, Saint Luxe. Mùa xuân 1846 nó đến ở mướn làm thuê cho nhà ông Baptiste Pra, thôn Ablaudins. Ba tháng mùa đông tuyết phủ, không thể cho bò đi ăn, nó phải trở về gia đình.Đối với trẻ con trong hoàn cảnh ấy, thất học là đương nhiên rồi. Theo ông Pierre Selme, thì công việc của hai đứa trẻ mục đồng ấy hàng tuần như sau : Từ sáng sớm, chúng nó dẩn bò đi ăn, đến nhá nhem tối thì đánh bò về; ăn xong bát cháo rồi đi ngủ. Quyền lợi của trẻ con nhà nghèo vùng núi rừng chỉ thu gọn vào việc ăn xong rồi đi ngủ. Cũng vì phải bó theo việc làm ăn mà Mélanie, trong sáu tháng, dự thánh lễ được một lần.

Mùa đông, Mélanie về gia đình, lo việc nhà; cũng không rảnh tay vì phải trông nôm bầy em dại thay cho mẹ, không thời giờ đi học. Cha sở cũng chẳng mấy khi thấy Mélanie đi học giáo lý. Mẹ của Mélanie cũng cố gắng, theo khả năng, dạy cho con đôi chút theo lối học thuộc lòng... nhưng cha Arbaud cũng phải lắc đầu mà công nhận rằng : “đầu óc Mélanie tối mò”, không được như các em của nó, may mà thuộc được Kinh Lạy Cha bằng tiếng Pháp. nhưng lại không hiểu nghĩa.Về điểm nầy, nhiều người, trong số ấy có linh mục Lagier, cho rằng hai trẻ mục đồng thất học, mù chữ, mà tường thuật lại những điều Bà ấy phán dạy bằng tiếng Pháp một cách rõ ràng trôi chảy, không ấp úng, không ngập ngừng, bấy nhiêu đó cũng đủ để xem là một phép lạ rồi, vì chúng thuật lại mà không hiểu nghĩa.

Về các thánh nam nữ ở trên thiên đàng, vì lòng sùng kính, người đã xây những “trạm thờ” dọc theo đường, đặt tượng các ngài trong ấy, song Mélanie không đủ khả năng phân biệt thánh nầy với thánh kia, cho nên ngày 19-09-1846, khi thấy Bà ấy, nó mới nói với Maximin rằng “Có lẻ đó là một Bà thánh”. Mélanie cũng không đủ khả năng để hiểu được câu Bà ấy nói : “Con Ta, dân của Ta”.Tám tháng sau biến cố “hiện ra nầy” Mélanie và Maximin mới được xưng tội và rước Mình Thánh Chúa lần đầu. Cha sở Mélin không thể làm cách nào khác.

Cũng như soeur Sainte Thècle, viện trưởng ở Corps, ngày 16-11-1847 trước Ủy Ban tòa giám mục, cho biết rằng từ một năm nay, Mélanie không thuộc Kinh Tin, Cậy, Mến, bằng tiếng Pháp, mặc dù mỗi ngày đọc hai lượt sáng và chiều. Mặc dầu không hiểu nổi những điều thuộc phạm vi tín lý, Mélanie cũng có đọc kinh. Cứ như khi Bà ấy hỏi :

- Các con có sốt sắng đọc kinh không?

chúng nó thưa :

- Thưa Bà không sốt sắng lắm

Từ hôm ấy, Mélanie mới hiểu rằng trời và đất có quan hệ với nhau, nên đọc kinh lâu hơn cho nên bà cụ Pra đã nói:

- Tối nay con đọc nhiều để bù lại trước đâ.

Về tánh tình của Mélanie, theo lẻ tự nhiên, cũng tùy trường hợp mà đánh giá, song căn bản vẫn là một. Đức Cha Villecourt đã mô tả : “Ta có thể nói Mélanie vẫn giữ nét mặt khiêm tốn, đôi mắt có một lối nhìn diệu hiền và giọng nói cũng ngọt ngào, làm cho ta mến nó; nó chẳng có vẽ gì là con vùng sơn cước. Mélanie ít nói và chỉ đáp lại nếu có người hỏi với một cung giọng êm ái, duyên dáng”.

Một năm sau, theo lối mô tả của linh mục Dupanloup, thì dáng điệu của Mélanie không được vui vẻ; kiểu cách không dể thương chút nào, tuy có khá hơn thằng bé Maximin. Người ta cũng cho biết rằng 18 tháng ở trong tu viện cũng có làm cho nó thêm kinh nghiệm, nhưng vẫn còn cay cú, trầm ngâm, ngu đần, có ai hỏi gì thì chỉ đáp “vâng” hay là “không”, không vui vẻ nên làm cho người ta khó chịu.

Trong hai bậc vị vọng ấy (đức cha Villecourt và linh mục Dupanloup) ai là người nhận xét đúng hơn? Thật ra, hai ngài cũng trình bày như nhau, nhưng mỗi người xét theo khía cạnh riêng của mình, để kết luận là khiêm nhu hay cay cú, ngu đần. Điều chắc chắn là Mélanie từ bé, đã phải đi ăn mày, đi ở mướn, dể sinh ra cay cú. Ông Baptiste Pra, chủ của Mélanie thì khai rằng : “Thời gian trước biến cố hiện ra, Mélanie làm biếng, cứng đầu, quạu cọ, rất ít nói”. Ông Pra và linh mục Dupanloup đều nghĩ rằng vì Mélanie đã phải sống qúa khổ sở vì tính hà khắc của mấy ông chủ nên sinh ra nông nổi như vậy.Ngày 16-11-1847, tu viện trưởng ở Corps đã ghi tại toà giám mục rằng : “Từ một tháng nay, viện trưởng sợ rằng. Mélanie hóa ra khoe khoang”. Như xét đến ngày 19-9-1847 kỷ niệm đệ nhất chu niên biến cố “hiện ra”, có trên 50.000 người hành hương, Mélanie có mặt hôm ấy. Người ta bao quanh Mélanie để hỏi, để khen Mélanie suốt ngày, có người nói “Xem đoàn người kia kìa, chính cô đã tạo ra cảnh tượng phi thường ấy đấy”, Mélanie chỉ nhún vai.

Một năm sau, đức cha Dupanloup khen ngợi sự đơn sơ mộc mạc của hai trẻ mục đồng rằng : “Cả hai trẻ không nghỉ gì đến vinh dự và giá trị tiếng tâm, không tự cho là vinh dự có hàng vạn khách hành hương nhắc đến tên của chúng”.

Về tánh vô tư của Mélanie, ông Baptiste Pra đã phải khen ngợi “Buổi tối, từ trên đồi dẫn bò về, Mélanie bị mưa, ướt cả người, nhưng chẳng cần thay áo xuống, đôi khi ngũ ngay ở chuồng bò hoặc ngủ ngoài trời”. Tánh vô tư của Mélanie cũng được nữ viện trưởng Corps xem là tự nhiên vậy. Cả hai đứa trao lại cho viện trưởng những số tiền mà khách hành hương tặng cho, nhưng chúng chẳng hỏi số tiền ấy đã dùng vào việc gì. Khi tên nầy được phỏng vấn, tên kia chẳng ngại ngùng lo lắng bạn mình đã trả lời như thế nào. Đặc biệt là hai chúng nó không màng nghỉ đến tài sản tiền bạc.

Hai năm sau biến cố, linh mục Dupanloup mong khai thác để biết điều bí mật, dỗ dành Mélanie, hứa sẽ giúp đỡ gia đình qua cơn nghèo nàn túng ngặt, thì Mélanie nói :

- Thưa cha, nhà con cũng hằng ngày đủ dùng, không cần phải giàu có.

Nghe nói, ai cũng kinh ngạc vì giai đoạn ấy, em của Mélanie vẫn còn lang thang xin ăn. Cách từ chối như vậy, vừa ngây thơ vừa vô tư song long trọng. Thật đúng với lời dạy của Chúa Giêsu : “Qủa thật, qủa thật, nếu chúng con không sống như trẻ con, chúng con chẳng được vào nước Thiên Chúa” (Mt 10/15).

Chiều ngày 19-9-1846, chính Baptiste Pra suy nghĩ và tự hỏi “Vì sao con bé ấy, biếng nhát kinh nguyện mà Đức Trinh Nữ lại hiện ra cho nó”. Câu hỏi ấy, mãi mãi về sau, ai cũng đặt lại. Những bậc học vấn uyên thâm, khôn ngoan có thừa, đều không thoát khỏi lời Chúa đã phán trong sách Phúc âm.

Maximin (1835-1875)

Maximin sinh tại tổng Corps ngày 23-08-1835, mồ côi mẹ lúc còn nằm trong nôi. Bố của Maximin là ông Giraud tục hôn; rước về cho nó một kế mẫu, nôm na là dì ghẻ, đúng là kiểu mẩu dì ghẻ, cổ kim đông tây, đều có những huyền thoại về dì ghẻ, con chồng với dì ghẻ chẳng tốt đẹp gì. Maximin chịu đói rét, cơm non đòn tra, bị rủa sã, bị đánh đập là thường lắm. Việt Nam ta có câu: “Mẹ gà con vịt chít chiu, Mấy đời gỉ ghẻ nâng niu con chồng” hay là “Mấy đời bánh đúc có xương, Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Ông Giraud làm nghề đóng xe bò. Ông ta thương con lắm nhưng cũng oái oăm thay! bênh con thì mất lòng vợ mà nghe vợ thì tội nghiệp cho con, lắm khi chán nản, sinh ra “nhậu nhẹt” nên gia đình phải túng ngặt, chẳng ân cần đến đứa con của người vợ đầu chân đầu tay. Dù vậy, ông ta thường nói là không để cho Maximin đi ở mướn kiếm cơm ăn cho trong gia đình đỡ “một miệng ăn”, phải chăng tư tưởng ấy cũng do tự ái hay là vì ông ta cũng muốn tỏ ra trung thành với má của Maximin.

Maximin khỏi đi ở mướn, được hưởng nhiều tự do hơn các trẻ con đồng lứa tuổi, sống vùng núi non sơn cước. Maximin được đi học trường làng, tham dự các giờ giáo lý, song chẳng hưởng được giáo dục gia đình, chẳng được ân cần chăm nom, trốn học là thường vì thiếu kiểm soát. Thỉnh thoảng bà dì ghẻ cũng dẫn Maximin đi dự kinh lễ song Maximin lợi dụng sự lơ là của kế mẫu, nhập đàn với bọn trẻ để đùa giởn. Trong hoàn cảnh và môi trường như vậy, Maximin không rành kinh sách, không thông giáo lý, thì chẳng lạ gì. Vốn liếng học thức và giáo lý như vậy, cho nên khi nghe Maximin thuật lại biến cố “hiện ra”, đọc sứ điệp của Bà ấy bằng tiếng Pháp cho bố nghe, thì ông Giraud rất đổi ngạc nhiên, nói lên rằng “Ai có thể, trong chốc lát, nhét vào đầu óc của con bao nhiêu điều ấy bằng tiếng Pháp. Qua ba năm nay, bố dạy mà con không thuộc được Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng”. Mặt khác, điều làm cho chúng ta phải ngạc nhiên là hai cha con ông Giraud cũng rất lãnh đạm với lề luật trong đạo thánh Chúa. Việc đạo đức, đối với hạng người ấy, thật là một thế giới xa lạ, linh mục Rousselot thì mến Maximin lắm, còn linh mục Dupanloup thì hơi trái lại, song cũng đồng ý rằng sau hai năm học ở trường, nó chẳng nhơn đức hơn trước. Nữ tu Thècle, chỉnh lại mà rằng : “Nó cũng dự thánh lễ và cũng có đọc kinh nếu có người nhắc nhở”. Bản tính hồn nhiên của Maximin là vậy; cô giáo Des Brulais kể lại như sau : “Có một linh mục nói chuyện với nó :

- Từ hôm được phước trông thấy Đức Nữ Đồng Trinh, con có hóa ra tốt lành hơn trước không?

- Thưa cha có, độ một phần tư mà thôi.

- Được một phần tư nghĩa là thế nào? Làm sao con đo lường được một phần tư?

- Thưa con bắt đầu Kính mến Chúa.

- Trước kia, con không mến Chúa ư?

- Thưa con đâu có biết Ngài, có ai nói cho con biết đâu? Phải chi con biết Ngài thì...

Phê phán tính tình của Maximin thì cô giáo Des Brulais cho biết nó sinh động. Mùa xuân năm 1847, linh mục Bez trông thấy nó giúp lễ thì nói rằng “Nó còn nhẹ dạ song điều ấy do phần thể xác mà sinh ra”.Vì sinh động, nó luôn luôn cử động. Những người đến nói chuyện với nó, cũng đủ hạng : đàn ông, đàn bà, giáo dân, giáo sĩ, quyền qúy, đều thấy chân tay nó máy động không ngừng : nó giám đùa giởn với chiếc nón của đức giám mục hay là giây thắt lưng của các tu sĩ. Tiếp xúc nhiều lần với Maximin, linh mục Dupanloup than phiền “Cử chỉ vụng về của nó làm cho ta bực mình, phải hối hận và tự bảo là đã phí thời giờ tiếp xúc với một thằng bé nghịch ngợm, lóc chóc như thế”. Song cũng may, sau nầy, Maximin đằm thắm hơn mỗi khi nói chuyện về biến cố “hiện ra”.

Tại nữ viện Corps, linh mục Arbaud thấy nó kể truyện “hiện ra” cho một người hành khất đến cổng tu viện, xong rồi còn cho người ấy tiền. Tình thương người của Maximin, sau nầy khi già rồi, Mélanie cũng đã chứng minh.tánh ngây thơ của Maximin làm cho nhiều người trở lại mến nó. Linh mục Bez có kể lại rằng: “Một hôm có người hỏi nó khi Đức Mẹ nói chuyện với nó thì Ngài có đề cập đế tội “dâm dục” không? Maximin liền thưa : con không hiểu ông muốn nói gì.

Mặt khác, viện trưởng Corps nói với linh mục Rousselot về tánh kín đáo của Maximin, không bao giờ nó thuật lại cho chị em chúng con nghe biến cố “hiện ra” và chúng con cũng không muốn hỏi, kẻo nó tự cao tự đại. Những lần bị phỏng vấn lâu dài, nó cũng chẳng kể lại ai đã phỏng vấn và phỏng vấn những gì. Con không muốn nó nhận tiền của khách hành hương, thỉnh thoảng buộc lòng phải nhận thì khi trở về viện, nó trao hết cho con, về sau, nó cũng không hỏi con đã dùng số tiền đó vào việc gì, nó cũng chẳng ân cần gìn giữ sách vở, tượng ảnh do nhiều người khách hành hương biếu cho.

Cha Dupanloup cũng nhìn nhận rằng Maximin rất đơn sơ và khiêm nhường dù được mến chuộng. Cha Rousselot có ghi lại như sau : “Maximin không tự ái; nó không che dấu qúa khứ nghèo khó của nó”. Chúng tôi có lần hỏi nó :

- Trước đây con ở đâu? Con đã làm gì trước khi ở mướn cho ông Selme?

- Thưa con ở với bố và dì ghẻ của con; con đi hốt phân bò ở dọc đường.

- Người ta nói rằng con đã từng nói dối nhiều lần.

- Thưa đúng vậy. Con đã nói dối và thề vặt nữa nhất là khi bò của con đi ra ngoài đàn.

Nhiều quan sát viên trách Maximin là thiếu thành khẩn. Có lẻ họ xem cách nói dối rất trẻ con ấy không giống với người lớn tuổi; nhưng trong biến cố “hiện ra” ở La Salette, tất cả đều là sự thật; Không có màu sắc dối trá. Linh mục Rousselot xác định rằng đứa trẻ lơ đểnh không thể đặt chuyện để dối trá phỉnh gạt rồi giữ vững lập trường trong thời gian lâu dài được.

Chương 5. Hai trẻ mục đồng giữ vững lời khai.

Theo sự nhận xét của những người thời ấy đã tiếp xúc, đã phỏng vấn và điều tra hai trẻ mục đồng, thì Maximin nhẹ nhạ, Mélanie thì ngu đần, thì làm sao chúng có thể ghi vào tâm khảm mọi chi tiết của biến cố “hiện ra”, làm sao chúng có thể nhớ từng chữ từng câu những lời Bà ấy đã phán ra bằng tiếng Pháp, qua bao nhiêu ngày tháng rồi mà lời khai của chúng vẫn hợp với nhau. Các tài liệu của những cuộc điều tra năm 1847 là chính xác.

Linh mục Lagier, người địa phương, là một quan sát viên nhặt nhiệm, quyết tâm không để cho lập luận của mình lung lạc. Ngài đã dùng thổ ngữ để hỏi Mélanie. Sau đây là cuộc đối thoại có tính cách phỏng vấn :

- Cha nghĩ rằng Bà đã dạy con, bảo con phải nhớ cho kỷ những lời nói của Bà phán ra vì con không biết tiếng Pháp.

- Thưa không, Bà chỉ nói có một lần mà thôi, không lập đi lập lại.

- Nhưng con không được đi học, không biết tiếng Pháp, mà nhớ được cả bài sứ điệp ấy, thì thật là khó tin và cũng khó khăn, cũng vô lý nữa.

- Thưa Bà phán ra có một lần mà con nhớ và thuật lại.

Linh mục Lagier cũng như bao nhiêu điều tra viên đã phỏng vấn hai trẻ mục đồng, đều công nhận là không thấy một sai lổi nào trong tờ khai của hai đứa thất học. Trước đây, các linh mục Mélin, Perrin đã hỏi riêng từng đứa, đã đưa nhau lên núi quan sát cũng như hàng trăm khách hành hương đã đặt ra những câu hỏi lắc léo, cạm bẩy, nhưng rồi những câu chúng nó trả lời đều phù hợp với nhau.

Trong mấy tháng đầu, Mélanie trở về Ablaudins còn Maximin thì ở Corps, là mồi ngon cho những người tò mò, hiếu kỳ, điều tra nó. Người ta đưa chúng vào phòng khách, đứa trước đứa sau, đứng trước mặt một người đàn bà, rồi hỏi :

- Cái Bà mà con trông thấy, cao hơn hay thấp hơn bà này.

Chúng nó trả lời rất nhanh “cao hơn”, chúng nó còn đưa hai tay cho biết mức độ sai biệt nữa. Người ta hỏi Maximin :

- Hôm ấy, lúc Bà ấy nói chuyện, con Loulou có sủa không?

- Thưa không.

Người ta cũng hỏi Mélanie về chi tiết ấy, Mélanie trả lời giống như Maximin. Có một điều đáng ghi nhận nữa là : hai đứa mục đồng nầy không bao giờ nói chuyện với nhau về biến cố ị”hiện ra” cũng như về những người đã đến phỏng vấn và đã phỏng vấn những gì.

Linh mục Bossan là người đã có công tập trung các tài liệu từ buổi ban đầu, liên lạc với các tác giả để kiểm chứng, để so sánh rồi đi đến kết luận như sau : “Hai trẻ đã lập đi lập lại lời truyền dạy của Đức Nữ Đồng Trinh như chúng ta đã được nghe. Vì phải nói đi nói lại nhiều lần, cho không biết bao nhiêu là người nên đôi khi chúng cũng trả lời gọn gàng tránh rườm rà. Cũng vì vậy mà những người chống đối tìm đủ mọi cách để xuyên tạc để phủ nhận. người ta cũng chẳng cần phải ngạc nhiên thấy hai trẻ mục đồng, khai báo mãi, hóa ra mệt mõi, trí khôn, cũng sinh ra uể oải, qúa sức chịu đựng của trẻ con. Chánh quyền địa phương hăm dọa chúng nó khủng khiếp lắm. Trên đường La Salette, ông hiến binh, thân hình vạm vỡ, nhất bổng Maximin, quát nạt : “Tao ném mầy xuống hố cho tan xác nếu mầy không thú nhận rằng mầy đã đặt chuyện ra để phỉnh ngạt thiên hạ”. Dọa cho nó đi tù, rồi lại ngọt ngào rằng : “Maximin ơi! Tao không muốn nói dối như mầy; thà rằng tao phạm tội giết người chớ không muốn đặt chuyện để gạt người”. Maximin nói một cách quyết liệt : “Tôi không nói dối. Tôi nói sự thật”.

Phần Mélanie, hôm thứ bảy 19-09-1846, khi vừa thấy hiện tượng “hiện ra” thì run sợ, làm rơi chiếc đang cầm trong tay. Vậy mà mấy tháng sau, tại tòa án, trước mặt quan tòa, nó bình tỉnh và hiên ngang thưa : “thưa quan tòa, người ta chết một lần mà thôi”.Dọa nạt không xong, người ta vuốt ve dỗ dành ngon ngọt. Số tiền hai mươi đồng vàng của ông xã trưởng, đối với hai trẻ mục đồng, là cả một gia tài, song cả hai chẳng nhìn đến. Hai năm sau, linh mục Dupanloup dổ dành để moi cho được điều bí mật, song vô hiệu. Ngài bảo Maximin :

- Cha đã cho biết cái bí mật nơi ổ khóa máy của cha thì bây giờ con cũng nên cho cha biết điều bí mật của con, mới là công bình chứ.

- Thưa con không thể nói ra được.

- Chắc là con không có rồi; con bày đặt ra.

- Thưa có, song không được phép nói ra.

- Vì sao? Ai cấm con?

- Thưa Bà ấy.

Cha Dupanloup nói tiếp : “Từ đó, tôi không dám thách đố Maximin nữa; tôi thấy một đứa mục đồng còn nhỏ tuổi mà biết giữ nhân cách cao qúy của nó. Tôi trịnh trọng đặt lên đầu chú bé.

Phần Mélanie, linh mục Lagier cũng gài bẫy; ngài dùng nhiều mánh khóe nào là : Nhân danh một linh mục, ngài cần biết lời cảnh cáo của thiên đình; nào là tình người đồng hương; nào là vì lợi ích thiêng liêng của Mélanie. Dù dổ dành, Mélanie không lung lạc. Cuộc đối thoại như sau :

- Bây giờ con phải nói cho cha biết những điều Bà ấy bảo riêng với con.

- Thưa không.- Con muốn nói cho một linh mục khác, ngoài cha là người đồng hương ư?

- Thưa không.

- Vì sao?

- Thưa con không nói.

- Con hãy nói cho một linh mục biết giữ bí mật. Hình như Bà ấy không cấm con tỏ bày cho linh mục. Đối với người thưòng thì phải lắm; song với một linh mục thì cha không thấy có lý do gì mà con phải dấu. Con đang còn trẻ, cần linh mục hướng dẫn.

- Thưa con không nói.

- Nhưng nói cho một người khôn ngoan...

- Thưa khôn ngoan hay không, con cũng không nói.

- Vì sao?

- Thưa vì con không muốn nói, và cũng không được nói ra.

- Vì sao?

- Thưa vì con không được phép nói ra.

- Vậy điều bí mật ấy liên quan đến thiên đàng hay địa ngục?

- Thưa liên quan đến đâu con cũng không nói.

- Bây giờ cha xem như điều bí mật ấy liên hệ đến cha và các linh mục khác. Cha về quê vì thân phụ cha bị bệnh... nên gặp chuyện rắt rối nầy. Thế thì con không nói gì sao?

- Cha muốn con nói gì?- Mélanie ơi! Nếu đức giám mục là người kế vị các thánh tông đồ; đức giáo hoàng là ngưòi thay mặt chúa Kitô hỏi con, cha tin rằng con sẽ nói cho các ngài ấy biết.

- Ô, thưa không.

- Vậy thì Mélanie ơi! hay là con thấy qủy hiện ra, cha nói vậy có làm mất lòng con không?

- Thưa không.

- Có phải là cha xứ La Salette bảo con rằng con có điều bí mật ư?

- Thưa không.

Khi ấy, một nữ tu bước vào, nhắc cho cha Lagier biết là qúa giờ rồi. Cha Lagier cáo từ. Cuộc phỏng vấn của cha Lagier giúp ta thấy rằng bầu không khí mà hai trẻ mục đồng phải sống hàng ngày từ khi chúng phải loan truyền sứ điệp của Bà ấy. Những cuộc điều tra, phỏng vấn liên tục đã hóa thành hình khổ tinh thần cho chúng nó; sức chịu đựng cũng qúa mức tầm thường; điều ấy cũng giúp ta thấy rằng. Đức Nữ Đồng Trinh, đã ban cho chúng đủ sức khỏe để hoàn thành sứ mạng.

Linh mục Arbaud ghi lại rằng : “Khi có người phỏng vấn, chúng nó rất bình tỉnh, rất tự nhiên, tinh thần của chúng như đang ở tại địa điểm hiện ra, giọng chúng nó trở nên trịnh trọng, mắt nhìn xuống, vậy cũng đủ làm chứng cho sức thiêng giúp chúng nó”.

Linh mục Bossan ghi lại rằng : “Các kỳ nghĩ hè, Ngài gặp Maximin, thì ngài xúc động khi nhận thấy có sự hay đổi nội tâm. Mỗi khi cậu thanh niên ấy thuật lại biến cố hiện ra”. Linh mục Dupanloup cũng ghi : “Lúc trước, tôi cũng như nhiều người nghĩ rằng chúng nó học thuộc lòng. Nhưng rồi, từ 18 tháng nay, chúng phải lập đi lập lại hàng ngàn lần như thế. Thoạt tiên, tôi không có cảm tình với chúng nó, nhưng rồi nhận thấy nơi chúng nó có sự đơn sơ chất phát, thành thật, trịnh trọng, chỉnh tề, làm cho người nghe kính nể. Theo các tài liệu mà tôi điều tra, không bao giờ chúng nói gì một cách vô ích, dù với bạn học hay với các nữ tu dạy nó; hay với khách lạ. Chúng nó trả lời các câu hỏi một cách gọn gàng, không ba hoa rườm rà hay thêm bớt, luôn luôn kín đáo... Cuối cùng mọi người đồng ý với tôi là có sức thiêng liêng nâng đỡ chúng nó. Những người có ý thử thách hay phủ nhận biến cố, chúng nó đáp lại ngay, làm cho ai nấy cũng sửng sốt, ngợi khen, song chúng nó vẫn thản nhiên”.

Cha giáo xứ Vallouise hỏi Mélanie :

- Bà ấy tan biến trong mấy đám mây đen phải không?

- Thưa hôm ấy không có đám mây nào hết.

- Thì dùng mây bao phủ lấy người để biến đi.

- Thưa không. Thì cha cứ kéo mây đến bao phủ rồi cha biến đi xem nào!

Có một người hỏi Maximin :

- Mầy phải nói điều bí mật cho cha giải tội; không được giấu tội

.- Điều bí mật nầy không phải là tội.

- Nếu, hoặc là nói ra hoặc là phải chết thì mầy tính sao?

- Tôi bằng lòng chết chớ không nói ra.

Linh mục Albertin, giáo sư đại chủng viện hỏi Maximin :

- Con ơi, ngày nào cũng phải nói đi nói lại một việc ấy, con không chán, không bực mình sao?

- Thưa cha, phần cha, hàng ngày dâng thánh lễ thì cha có lấy làm bực mình và chán không?

Những mẩu chuyện như thế hằng ngày xảy ra, không đếm được. Trong đời sống thường nhật, hai trẻ mục đồng tỏ ra ngu đần, song khi đề cập đến biến cố hiện ra thì những câu chúng tôi đối đáp đều được vượt khỏi mức khả năng và tuổi tác của chúng nó.

Linh mục Chambon với các giáo sư chủng viện điều tra cuối tháng 10/1846 đều ghi : “Chúng tôi phải cảm xúc khi nhận thấy nơi chúng nó có một nguồn sinh lực lạ lùng để tự biện minh mặc dù đơn sơ, không chúng không rơi vào cảm bẩy của chúng tôi”.

Linh mục Rabillaud, thơ gởi, cho đức giám mục Grenoble, có ghi rằng chúng nó không thuộc những điều cần kíp phải tin trong đạo thánh Chúa, nhưng khi nói về biến cố hiện ra thì lời của chúng nó là lời của hạng người học thức uyên thâm.Những cuộc đối thoại như thế cứ diễn đi diễn lại. Linh mục Lagier không làm cho Mélanie phản lại lời khai. Rồi, cũng như linh mục Bossan kết luận, lời khai của hai trẻ mục đồng luôn luôn phù hợp với nhau, không có điểm gì là gỉa dối.

Chương 6. Tòa Thánh Roma Phán Quyết

Trong chương hai, có nói về công việc điều tra sơ bộ của chính quyền địa phương, nhưng các việc thuộc về tôn giáo là nhiệm vụ của Giáo Hội, mà đại diện tại địa phương là tòa giám mục; La Salette dưới quyền đức giám mục Grenoble là đức cha Bruillard.Hai tuần sau biến cố ịỵhiện raỵỂ, linh mục Mélin, cha sở giáo xứ Corps gởi thơ lên đức cha Bruillard, trình biến cố ấy là có thật, nội dung ghi : “... giáo dân xác định Đức Bà Maria hiện ra để cảnh cáo nhân loại, kẻo rồi tay của Con của Mẹ không nguôi cơn thịnh nộ. Theo quan điểm của con, những bằng chứng đã thâu lượm được đều nói lên rằng, lời cảnh cáo ấy là hồng ân Chúa ban. Con tin và ước ao Chúa ban thêm dấu chỉ để xát định biến cố hiện ra ngày 19-09-1846”.

Trong thực tế, giáo hội không bao giờ phán quyết một cách vội vàng, phải có thời gian để xét những lời khai của hai trẻ đã được trông thấy sự hiện ra, phải xét tất cả các tài liệu mà các điều tra viên của giáo phận đã thâu nhận. Cũng vì trí khôn của con người hay nong nổi nên giáo hội chỉ phán quyết khi được Thánh Linh soi sáng sự kiện, nhiều người sám hối ăn năn, cải tà quy chánh, những bệnh tật được chữa lành, nhờ ơn hiện ra. Những điều tra viên của Đức giám mục De Bruillard đã đi điều tra tại các giáo phận lân cận khác nữa. Khi đã có kết qủa, đức cha De Bruillard thành lập một hội đồng gồm có : Cha Rousselot, cha Orcel, hai cha tổng đại diện, các thành viên trong hội đồng giáo phận và 5 linh mục chánh xứ.Hội đồng hợp từ ngày 08- 11-1847. hội đồng còn điều tra bổ túc vì Mélanie và Maximin, mỗi đứa có một điều bí mật riêng. Hội đồng rất chú ý đến tờ trình của linh mục Lagier là người quê quán ở Corps, rất rành thổ ngữ địa phương, đã ghi chép trong dịp về thăm gia đình, săm sóc thân sinh ốm nặng.

Linh mục Dupanloup sau nầy được phong giám mục Orléans cũng có thư cho đức cha De Bruillard, xác định sự kiện hiện ra. Ngày 15.06.1848, đức cha cho ấn hành quyển sách nhan đề :”Sự thật về biến cố tại La Salette” do ngài đề tựa, nội dung : “Từ lâu nay, mọi người đều mong chờ bản tường thuật nầy mà tôi thấy rằng xứng đáng đánh tan mọi luận điệu cố tâm chống đối. Những kẻ sùng kính sẽ được yên tâm. Những kẻ còn lưỡng lự sẽ thấy được những bằng chứng có căn bản về biến cố hiện ra. Biến cố nầy, từ 20 tháng nay, đã làm chấn động giới công giáo, hàng vạn người đã chịu khó nhọc băng ngàn lặn suối đến nơi hiện ra để hành hương kính viếng; đó là một bằng chứng hùng hồn vậy.

Đức Giáo Hoàng Piô 9 đã niềm nở tiếp kiến cha Rousselot đến dâng bản tường thuật trước sự chứng kiến của 8 vị tổng giám mục và giám mục và rồi sách được dịch ra bằng Đức ngữ, Anh ngữ và tiếng Ý Đại lợi. Đầu năm 1850, cha Rousselot cho phát hành những tài liệu mới về biến cố La Salette, bổ túc cho các bản tường trình của các điều tra viên. Về điều Bí mật của mỗi trẻ mục đồng thì tòa giám mục Grenoble phái cha Auvergne đến tiểu chủng viện Rondeau, trực tiếp với Maximin, yêu cầu viết vào giấy, ký tên, niêm lại, sau đó thì cha Auvergne đến trường Providence yêu cầu Mélanie viết vào giấy, ký tên, niêm, để mang về cho đức cha De Bruillard.

Chiều ngày 6-7-1851, cha Rousselot và cha Gérin, có thơ giới thiệu của đức giám mục Grenoble, mang tài liệu bí mật sang Rôma, trình lên Đức Giáo Hoàng. Trong thơ giới thiệu của Đức giám mục, nội dung là “... Hai linh mục con phái sang bệ kiến Đức Thánh Cha và sau đó sẽ mang về cho con lời phán quyết của Toà Thánh về biến cố Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại La Salette. Trường hợp được Đức thánh cha chuẩn nhận, con sẽ công bố xác định biến cố ấy là có thật để giáo hữu vững tin. Dù sao, con vẫn cuối đầu tuân theo lời phán quyết tối hậu của Toà Thánh”.

Tại Rôma, ngày 18.7.1851, các đại diện của tòa giám mục Grenoble được đức cha Piô 9 ưu ái tiếp kiến. Ngài đọc bản tài liệu bí mật của Maximin một cách thản nhiên, sắc mặt không thay đổi, rồi phán : “Đúng là ngây thơ, đơn sơ, giản dị như trẻ con” Hai vị đại diện đâu : “Trẻ con núi rừng thất học, mộc mạc, chất phát, vừa mới được cho đi học, để hấp thụ văn hóa và được giáo dục”. Khi Đức Thánh Cha đọc tài liệu của Mélanie, thì sắc diện của Ngài biến đổi; ngài mím môi, hai gò má phồng lên vì xúc động. Ngài phán : “Cha phải đọc lại tài liệu nầy. Qủa thật tai họa đang hăm he, giáng xuống trên nước Pháp; nhưng các nước Đức, Ý và luôn cả Châu Âu cũng có lỗi...”. Nhìn cha Rousselot, Ngài phán : “Cha đã nhờ Hồng Y Frattini, bộ trưởng Bộ Đức Tin đọc cuốn sách của con và ngài rất bằng lòng về lối trình bày trung thực”. Sau đó vài ngày, Đức Hồng Y Frattini nói thêm rằng Đức Giám Mục Grenoble, cũng nên cho xây cất một ngôi thánh đường rộng rải rồi cho gắng vào tường tất cả các “bia đá tạ ơn” về các hồng ân hồn xác đã được hưởng nhờ do lời cầu bàu của Đức Bà La Salette.

Đức Hồng Y Fornari, cựu sứ thần của Tòa Thánh tại Paris cũng cho cha Rousselot biết rằng ngài cũng đã đọc cuốn sách một cách phấn khởi, nhiều tu sĩ cũng nói là họ tin vào biến cố La Salette. Đức Hồng Y Lambruschini Thủ tướng Vatican, kiêm tổng trưởng Bộ Nghi Lễ nói với cha Rousselot : “Từ lâu rồi, tôi biết biến cố La Salette và với tư cách là một giám mục, tôi tin lắm, tôi đã từng giảng cho giáo phận của tôi, và giáo dân rất ngưỡng mộ; ngoài ra, Đức Thánh Cha đã chuyển cho tôi các tài liệu bí mật”.

Sau khi được bệ kiến Đức Giáo Hoàng, cha Gérin rời Rôma còn cha Rousselot ở lại cho đến ngày 24.08.1851, sau khi đã báo tin cho đức giám mục Grenoble về kết qủa của cuộc hành trình và thêm vài hàng : “Đức Thánh Cha phán với con rằng Ngài sẽ hồi âm cho Đức Cha để đánh tan mọi ý kiến bất đồng của Đức Tổng Giám Mục Lyon”.

Ngày 22.08.1851, cha Rousselot lại được Đức Thánh Cha Piô 9 tiếp kiến. Ngài hỏi cha Rousselot có thỏa lòng về Toà Thánh không? Cha Rousselot tâu : “Tâu Đức Thánh Cha, được qùy dưới chân Đức Thánh Cha, con qúa sung sướng rồi”. Đức Piô 9 ban phép lành cho cha Rousselot, cho Đức Cha De Bruillard và toàn giáo phận Grenoble, Ngài còn phán rằng Ngài không quên hai trẻ mục đồng tại La Salette; đoạn Ngài ban vật kỷ niệm cho Đức Giám Mục Grenoble để chứng minh mối tình cảm đặt biệt của Ngài.

Qua sự phán quyết nầy, Tòa Thánh giải tỏa mọi nghi ngờ trở ngại, để Đức Cha De Brouillard giám mục Grenoble, công bố sự chính xác của biến cố Đức Trinh Nữ đã hiện ra cho hai trẻ mục đồng, xây dựng ngôi thánh đường tại địa điểm Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra và giữa Đức Cha De Bruillard và Đức Cha Villecourt, giám mục La Rochelle nẩy sinh một mối giây liên hệ đậm đà sau khi được kính viếng La Salette, vì vậy mà cuốn sách “Tường thuật biến cố hiện raỵ” được đón nhận một cách đặc biệt. Có sự tiếp tay khuyến khích của Đức cha Villecourt, Đức Giám Mục Grenoble dự thảo công tư mục vụ, Nhưng vì muốn đi đúng đường lối khôn ngoan cổ truyền của Toà Thánh, Đức Cha De Bruillard trình bày dự thảo lên hồng Y Lambruschini. Ngày 7.10.1851, hồng y hồi âm, nội dung : “... Tôi đã nhận dự án thông cáo mục vụ, muốn công bố biến cố hiện ra tại vùng rừng núi La Salette, thuộc giáo phận của ngài. Tôi đã đọc và theo thiển ý của tôi, thì biến cố do ngài tường thuật, thật là phi thường, đúng với sự kiện lịch sử, hợp với Thánh Kinh và với giáo luật, chẳng có gì đáng chỉ trích...”.

Trong giáo phận, người ta đồn miệng nhau tin tức về hai cha Rousselot và Gérin đi Rôma đã về. Bấy giờ, phe sùng kính La Salette hân hoan toại nguyện trách đức giám mục trì hoản chậm chạp, còn phe phủ nhận thì tìm mọi cách phá rối theo kiểu bới lông tìm vết.

Ngày 24.09.1851,các linh mục tỉnh tâm tại toà giám mục Grenoble. Hôm sau, 25.09.1851, một bản kiến nghị mang 140 chữ ký trình lên Đức giám mục tỏ bày quan điểm của họ, xác nhận lòng tin vào biến cố La Salette đã được Toà Thánh Rôma khích lệ qua hai vi linh mục đại diện là cha Rousselot và cha Gérin, khẩn khoản thỉnh cầu đức Giám mục công khai tổ chức hành hương kính viếng La Salette và cho xây dựng đền thờ. Phe chống đối chỉ có 18 chữ ký mà thôi.

Thông cáo của Đức Giám Mục Grenoble in xong ngày 19.09.1851, đúng 5 năm sau ngày biến cố hiện ra. Thông cáo chứa đựng ý nghiã đầy đức tin tưởng một cách sáng suốt của một vị chủ chăn thánh thiện giàu kinh nghiệm, nhiều kiến thức, ăn khớp với trí thông minh để diễn tả sự kiện rành mạch, hợp với giáo luật, bản thông cáo như sau : “Trong khi có hằng bao nhiêu tâm hồn đạo đức sốt sắn đón nhận sự kiện, chúng tôi (lời của đức giám mục) xác quyết là chẳng có điều gì mà Thiên Chúa làm chẳng được, miễn là làm sáng danh Ngài; bởi vì cánh tay của Ngài không hề bị thâu ngắn lại và quyền năng của Ngài hôm nay cũng chẳng khác gì hàng ngàn thế kỷ đã qua. Tôi và giáo phận của tôi, chúng tôi đã gia tăng lời cầu nguyện, xin Chúa Thánh thần soi sáng chúng tôi; chúng tôi cũng khẩn khoản xin Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của giáo hội; chúng tôi thấy rằng không thể quên sót chi tiết nào. Đó là một trách nhiệm dịu dàng êm ái của tôi, làm cho tín hữu thêm lòng sùng kính Mẹ Maria, tỏ lòng biết ơn Ngài về mọi hồng ân Ngài đã khấn bang cho giáo phận nhà. Tôi luôn luôn đi theo khuôn vàng thước ngọc của Hội Thánh, do tài liệu của các thánh tiến sĩ đã để lại. Nếu tòa Thánh là Mẹ và cũng là Mẫu Sư, có sữa đổi điều gì, tôi xin cúi đầu vâng phục với lòng con hiếu thảo.

Trong đường lối ấy, Toà Thánh đã phán quyết đúng với giáo luật đúng với mọi nguyên tắc và thủ tục do Đức Giáo Hoàng Biển Đức 14 và theo kết qủa của các cuộc điều tra qua từng giai đoạn. Đến nay, đặt La Salette vào bối cảnh đạo đức, cần suy niệm các khoản sau đây

- Xét rằng, phần chúng tôi đã công nhận sự kiện La Salette là do Thiên Ý; chúng tôi không tự ý giải thích trường hợp đã xảy ra.

- Xét rằng, sau biến cố hiện ra, nhiều hồng ân hồn xác được hưởng nhờ là bằng chứng hùng hồn vượt khỏi sự suy luận của con người.

- Xét rằng, vâng theo thiên ý và tùng phục vào những lời cảnh cáo giúp ta tránh mọi tai họa; nhược bằng cứ giằng giai đi ngược lại, sẽ đưa chúng ta đến những thảm cảnh không phương cứu chữa.

- Do lời khẩn khoảng thỉnh cầu của cuộc đại tu nghị ngày 25.9.1851 của đại đa số linh mục trong giáo phận nhà.

- Để thỏa mảng sự mong đợi của hàng bao nhiêu tâm hồn, đạo đức ở Quốc Nội cũng như ở Hải Ngoại, kẻo họ oán trách tôi giữ kín mật một sự thật trong thời gian đã lâu dài (5 năm)

- Sau khi đã khẩn cầu Đức Chúa Thánh Thần và Đức Trinh Nữ Maria, tôi tuyên bố :

Khoản1 : Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra cho hai trẻ mục đồng ngày 19.09.1846, trên ngọn núi thuộc dảy núi Alpes, thuộc giáo xứ La Salette, hạt Corps, là đích thật; giáo hữu có đầy đủ dự kiện căn bản để tin là chính xác, chẳng chút nghi ngờ

Khoản 2 : Tôi tin vào biến cố ấy vì đã được hằng hà giáo hữu sẳn lòng tự động tuyên thệ khai báo về không gian và thời gian của sự ịỵhiện raỵỂ cũng như nhiều hồng ân hồn xác được hưởng nhờ một cách lạ lùng không cách gì phủ nhận hay chối cải được nữa.

Khoản 3 : Vì các lẻ trên, tôi là giám Mục giáo phận Grenoble, để tạ ơn Thiên Chúa và Thánh Vinh hiển của Ngài, ban phép được tôn Sùng. Đức Bà La Salette và ban phép được rao giảng việc sùng kính nầy để được hưởng nhờ hồng ân xác hồn do Đức Bà La Salette cầu bào.

Khoản 4 : Mục tiêu của biến cố ịỵhiện raỵỂ là nhắc nhở con chiên bổn đạo phải siêng năng tuân giữ 10 điều răn của đạo thánh và điều răn của Giáo Hội. Tôi cũng nài xin anh chị em hãy nghe lời Mẹ Maria, ăn năn, sám hối, vì nếu cứng lòng, thảm họa xác hồn sẽ giáng xuống trên chúng ta.

Chương 7. Số phận hẩm hiu, rày đây mai đó.

Mélanie được học tại nữ viện Providence ở Corps, ban đầu thì ngoại trú, sau vào nội trú. Biết đọc và biết viết rồi, sẳn thư viện của dòng, Mélanie luôn có sách trong tay, hết cuốn nầy đến cuốn khác, Sau ba năm thì vào nhà mẹ của dòng lấy tên là Mélanie de la Croix, dạy lớp mẫu giáo. Ở đây, thư viện rộng lớn, nhiều sách hơn, Mélanie tha hồ đọc, hết ngăn nầy đến ngăn khác. Tại đây, mẹ De Maximy bề trên tập sinh, cho phép bên ngoài đến viếng thăm. Trong số ấy có các bà, các ông, sĩ quan, linh mục, săn sóc hỏi han và ghi chép những gì Mélanie phát biểu; thậm chí có một tướng lảnh chìa sổ ra xin chữ ký lưu niệm.

Nhận thấy có nhiều người tín nhiệm và đề cao Mélanie một cách qúa đáng nên tháng 11. 1854, đức cha Ginouihac tuyên bố : “Mặc dù nữ viện chứng nhận Mélanie là nhơn đức, song tôi tưởng rằng vì bổn phận và trách nhiệm, tôi không cho phép cô Mélanie khấn, mục đích để tập nhơn đức khiêm nhường cho cô ấy”.

Năm 23 tuổi, bất mãn, Mélanie xuất viện. Đức cha Newsham, giám mục Birmingham, hành hương La Salette, đề nghị rước Mélanie, viện lý do là lòng nhiệt thành của La Salette phải được chuyển sang Anh Quốc. Đức cha Ginouilhac nhấp thuận vì lệnh của Bà ấy là “Các con phải loan truyền cho toàn dân Ta”. Sang Anh Quốc Mélanie được viếng thăm các thánh đường như khách du lịch trong một tuần, sau đó thì tạm trú tại nhà tuyên úy của dòng Đức Bà Camêlô (Việt Nam gọi là dòng kín) gần Darlington. Hằng ngày, Mélanie được hoặc là chuyện vản với các nữ tu hoặc được gọi đi tiếp khách. Ngày 25.02.1855, Mélanie được mặc áo dòng của tập viện. Buổi nghi lễ mặc áo thật là long trọng huy hoàng như cô dâu được trang sức lộng lẫy để về nhà chồng. Năm 1860, vì không muốn khấn dòng trọn đời, Mélanie trở lại nước Pháp. Đức cha Birmingham cho biết, đã vậy phải làm đơn xin hoàn tục, song đức giám mục Grenoble lại không muốn tiếp nhận, vì vậy mà cha tuyên úy dòng Camêlô Darlington đưa Mélanie về Marseille trao cho các thân hữu La Salette chăm nom.

Ông bà Jay xin cha Calage dòng Chúa Giêsu (Jésuite) hướng dẫn. Sau khi giải toả được lời khấn tại Darlington, Mélanie được vào nhà mẹ (maison mère) dòng nữ tu Compassion, nhiệm vụ là dạy giáo lý cho chị em trợ tá; một năm sau thì đổi sang Hy Lạp (Grèce) phụ trách viện mồ côi tại đão Céphalie, đến tháng 7.1863 thì trở về Athènes, rồi trở lại Marseille. Tại đây, cha Caslagelo cho Mélanie vào dòng đức Bà Camêlô sáu tháng rồi chuyển sang dòng Compassion. Tại Marseille, Mélanie được Đức Cha Petagne, giám mục Castellamare đưa về Ý Đại Lợi năm 1867. Trong 12 năm liền, đức cha Petage làm cha linh hướng cho cô ta. Năm 1879, được đức cha Jola, giám mục Lecee cho phép, Mélanie phát hành tại Allier (Pháp) nguyên văn bản tài liệu “mật”.

Tại Vatican, Mélanie cũng được Đức Thánh Cha Léon 13, tiếp kiến, Mélanie xin được phép lập một dòng nữ riêng; mua được nhà nguyện do cha Ronjon, xứ Chalon-sur-Saône sang nhượng, nhưng việc lập dòng không thành. Mélanie lại buồn tình ra đi, rồi cuối cùng, năm 1904 sang Ý; cuối tháng 6.1904, đức cha Crechini, giám mục hai giáo phận Altamura và Acquaviva được gởi cho gia đình ông Gianuzzi cấp dưỡng. Tháng 9.1904, Mélanie tự động đi ở tại một xóm rất nghèo, xa thị trấn. Ngày 15.12.1904, vì không thấy Mélanie đi lễ tại nhà thờ chánh toà, đức cha Cecchini phái người đi kiếm. Người ta tìm thấy Mélanie trong phòng, nằm trên nền đất lạnh, song than ôi Mélanie đã hóa ra người thiên cổ. Mélanie được an táng trong nhà mộ của nhà Gianuzzi. Ngày 31.10.1918, hài cốt của Mélanie được di táng trong nguyện đường viện mồ côi Antoniano di Monte Calverio, giáo phận Altamura, do lời yêu cầu của đức giám mục. Ngày 19.9.1920. Kỷ niệm ngày Đức Bà hiện ra, cha Annibale Maria di Francia khánh thành đài kỷ niệm, ghi nhớ con người đã được phước trông thấy Đức Trinh nữ. Đài nầy rất đơn sơ song cũng được nhiều người viếng thăm. Nơi đài có mô hình Đức Bà, lúc từ gỉa hai trẻ mục đồng, thân hình ngài nổi lưng chừng khỏi mặt đất...

Sau biến cố hiện ra, Maximin được vào trường ở Corps của các soeurs để học và được rước lễ lần đầu. Năm 1850, vào tiểu chủng viện Rondeau rồi chuyển sang tiểu chủng viện Côte Saint André, dưới sự hướng dẩn của cha Champon, chánh xứ Seyssins, tỉnh Isère. Tại Seyssins, năm 1852, có những người ác ý, phao đồn rằng Maximin ăn cắp tiền của cha xứ để nhậu nhẹt, có khi say mèm. Có giả thuyết nói rằng nếu Maximin lớn tuổi hơn, chắc bị gán cho cái tội lui tới lầu xanh với gái trắc nết. Tội nghiệp cho Maximin. Đó chỉ là do miệng lằn lưỡi mối, cố tình bôi nhọ con người, lúc 11 tuổi, đi chăn bò, đã được Đức Nữ Đồng Trinh hiện ra, trao nhiệm vụ phổ biến sứ điệp cho toàn dân. Cha Champon đã phải cải chính : nhà xứ không mất tiền; Maximin đã theo cha sang Lyon giúp lễ tại đền thờ Fourvièrs v.v...

Sự đời, có danh vọng thì được nhiều người thăm viếng hỏi han về biến cố hiện ra thì phải gặp gian nan tai tiếng, bị bôi vọ, bị hàm oan. Người ta gán cho Maximin nhiều tỉnh từ sấu xa : khó tin, nhẹ dạ, mê muội, cứng đầu, ba hoa nói dốc, làm gương xấu cho bạn bè và kết luận : Con người vô dụng. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa cũng rất chóng, vì vậy, đi đến đâu, Maximin cũng bị nhòm ngó, bị coi chừng bị theo dỏi. Năm lên đệ ngũ (5è) cơ hội đưa cậu chủng sinh của ta hành hương viếng mồ của thánh François Régis tại Louvese, Maximin phải đương đầu với 25 linh mục dòng Jésuites đã bị đầu độc cố tình chấn vấn mặt sát một cách thậm tệ, song Maximin ra khỏi vòng cương tỏa một cách vẻ vang nếu không có ơn thiêng soi sáng. Tình trạng khốn đốn ấy kéo dài cho tới khi qúa 20 tuổi, Maximin đậu được bằng tú tài,vậy mà kẻ xấu phật tâm xà theo đuổi nói xấu. Phần người lương thiện thì khen rằng : Thất học gần 12 năm mà nay đậu tú tài thì là một hồng ân rồi. Năm 1854, Maximin sang Rôma, được ông Similien người sùng kính Đức Bà La Salette giới thiệu với nhiều Hồng y và vị cận thần với Giáo Hoàng. Maximin được đức Thánh cha tiếp kiến một cách lạnh nhạt; ngài không hỏi han gì về “tài liệu mật” mà năm trước Đức Giám Mục Grenoble đệ trình. Ra khỏi điện Vatican, Maximin chỉ nói : “Vì tôi trẻ qúa nên Đức Giáo Hoàng không tín nhiệm”. Có bằng tú tài rồi, Maximin được chuyền về Dax. Tại đây, cậu tú tài được xem như là một con người đãng trí; thường bị phạt kỷ luật. Phải chăng đã vì qúa lo học mà trí tuệ bị khủng hoảng? Maximin bị phê bình cách nặng nề là ba hoa, nói tiên tri...Maximin đã tiên đoán những gì?

- Sẽ có bốn vị vương đế, ngày hôm đó sẽ phong tỏa Paris.

- Nước Pháp sẽ có chiến tranh với Nga (Russie)

- Năm 1870, Paris sẽ bị bọn công xả nhân dân đốt phát chứ không phải là quân Phổ (Prusse).

Sau nầy, khi sự việc xảy ra, kiểm chứng lại, người ta công nhận bốn vị vương bao vây Paris là vua Bavière, vua Wurtemberg, vua Phổ và vua Saxe. (Thời bấy giờ, các xứ ấy là tiểu quốc, có vua riêng; nhưng về sau hoàng đế Đức thôn tính, thống nhất thành một đại cường ). Có một huyền thoại nói rằng Maximin đến Paris, ba bên kẻ nể bốn bề người dưng, không nơi nương tựa, sống đầu đình xó chợ, lang thang đói khát tại kinh thành ánh sáng nghìn năm văn vật thật là khốn đốn. Bổng nhiên có một người lạ mặt mời vào ăn, đãi cho một bửa cơm sốt canh nóng, ngon miệng thoải mái. Trước khi chia tay, kẻ hào kiệt tặng cho một số tiền đủ để chuộc số áo xống đã gửi tại tiệm cầm đồ. Chủ tiệm bảo : Cậu xét các túi áo, chắc sẽ gặp được số tiền khả dĩ giúp sống tạm trong thời gian kiếm được công ăn việc làm. Maximin ôm áo xống ra về, môi móc các túi, gặp được một tờ di chúc trối cho cậu ta hưởng phần gia tài là 15.000 Frans thời ấy. Maximin đi trình với Chưởng Khế. Văn tự có giá trị; Maximin đến Ngân khố lảnh tiền...Người thuật chuyện cho biết thêm rằng vị ân nhân lạ lùng ấy thì không còn ai ngoài Thánh Cả Giuse.

Maximin có cơ hội yết kiến Đức Cha Darboy, tổng giám mục Paris; và tiên đoán : Năm 1871, ngài sẽ bị ám sát bằng súng do bọn công xã nhân dân chủ trương. Năm 1871, Pháp chiến tranh với Phổ đức cha không đi lánh nạn, bị bắt cầm tù. Giáo dân lập mưu giải phóng song ngài từ chối, bảo rằng : “chẳng ích gì tôi không cần đi đâu cho xa, Maximin đã tiên đoán là tôi sẽ bị ám sát”. Với nhà dòng Jésuites Dax non 2 năm, không được chọn làm linh mục. Mộng làm giáo sĩ thừa sai cho dân mọi rợ không thành; Maximin xin làm thư ký, kế toán tại sở thuế vụ La Tronche. Sau ba tháng tập sự, chán nản với những hàng chữ số cộng, trừ, nhân, chia. Maximin thấy chán, lại lên Paris, xin làm y tá tại bệnh viện Vésiner, dụng ý là sẽ phụ giúp các vị thừa sai tại các xứ truyền giáo. Sau khi suy nghỉ đắn đo, cậu tự xin vào đại học y khoa để làm bác sĩ. Ba năm sau, giả từ y khoa sang Rôm xin nhập vào đội lính của Toà Thánh; được sáu tháng thì giải ngũ.

Về đến Paris, trước dư luận dèm pha độc ác của nhiều người, cậu mục đồng ngày xưa tâm sự : “Sao tôi không được an phận thủ thường, sống vùng rừng núi quê hương, ở đấy dễ kiếm cơm ăn hơn là các nơi đô thị”. Năm 1868, Maximin trở về Corps. Vì đã trải qua cuộc đời lang thang bất định, sức khoẻ hao mòn dốc giác, tìm đến địa điểm của ngày xưa 19-09-1846, chuyện trò với khách hành hương về biến cố hiện ra vừa kể chuyện vừa chỉ : Bà ở tảng ấy; Bà đứng lên; Bà gọi hai đứa chúng tôi; Bà truyền lệnh; Bà dạy phải đọc kinh; Bà lướt trên ngọn cỏ, đi về hướng đó rồi Bà biến mất, để tôi trơ trọi một mình, đi đó đi đây, loan truyền xứ điệp. Câu nói sau cùng của Bà là “Các con hảy loan truyền cho toàn dân Ta”.

Ngày 19-09-1871 Maximin vẫn còn kể chuyện cho khách hành hương.Ngày 21-09-1871, cha Bossan đến Corps để gặp Maximin. Ngài hỏi :

- Con nghĩ sao về lời người ta gán cho con là có nhiều tật xấu.

- Thưa cha, người nào cũng có nết tốt và cũng không khỏi tật xấu. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Chỉ có Thiên Chúa mới là hoàn hảo trọn lành.

- Đức Maria hiện ra với con, mà không sữa tánh nết con ư?

- Thưa con không thấy. Ngài thay đổi gì nơi con, ngoại trừ cho con hưởng được sự giáo dục đạo đức tại trường các Soeurs, được gần gủi các linh mục. Nếu không có biến cố hiện ra, chắc chắn là con sẽ là người hư thân mất nết hơn mọi người, chưa chừng con cũng theo bọn công xả nhân dân rồi.

- Vậy con có nghỉ rằng con là công cụ của Đức Bà không?

- Thưa đúng như vậy vì hồi ấy con là một trẻ con thì ngày nay con vẫn là một trẻ con, không hơn không kém.

Ngày 31-03-1875, sau khi đã rày đây mai đó đi cùng vành Maximin vĩnh viễn nằm xuống tại vùng rừng núi mà cách đây ngót 30 năm, đã được phước trông thấy một Bà, sáng rực rỡ như mặt trời. Thi hài của chú mục đồng thân yêu của Mẹ Maria, được an nghỉ trong vương cung thánh đường Đức Bà La Salette.

Chương 8. La Salette ngày nay.

Sự việc Đức Trinh Nữ hiện ra tại La Salette, được loan truyền nhanh chóng, khách hành hương từ bốn phương đến kính viếng, giải nắng dầm sương. Cha Perrin chánh xứ cho chuyển số gổ của nhà xứ lên để dựng lên một nhà nguyện tạm; thỉnh thoảng toà giám mục cho phép dâng thánh lễ. Trong lúc chờ đợi Toà Thánh công nhận biến cố hiện ra, đức cha De Bruillard vận động mua đất đai để xây dựng trung tâm hành hương. Sự mua bán cũng như thường lệ bớt một thêm hai, rốt cuộc chánh quyền địa phương nhượng hơn năm mẩu (ha) rộng hơn Vatican, với giá hai ngàn francs. Sơ đồ vương cung thánh đường và các cơ sở phụ thuộc vẽ xong, thợ thuyền và nhân công được động viên lên núi gổ và sắt lần lượt được tải đến. Ngày đặt viên đá đầu tiên cho vương cung thánh đường đúng là ngày 25-05-1852. Đức cha De Bruillard nói : “Tôi muốn được đích thân làm phép viên đá đầu tiên ấy”. Nhưng vì tuổi già sức yếu, leo lên núi là vấn đề qúa nhọc nhằn nên ngài phải chịu nhẩn nhục nhường đức cha Chatrousse, giám mục Valesse thay thế, Đức cha Chatrousse nguyên làm tổng đại diện giáo phận Grenoble.

Thế nhưng chiều ngày 24-05,thấy trong mình hơi khỏe, đức cha già đến ngủ đêm tại La Salette, sáng ngày cưởi ngựa lên địa diểm lúc 8 giờ. Hàng ngàn khách hành hương hoan hô nghênh tiếp ngài và ngài dâng thánh lễ. Giáo dân hộ tống đức cha Chatrousse lên để đúng 9 giờ thì làm nghi thức đặt viên đá đầu tiên. Trời bắt đầu mưa; mưa xoáy tầm tả và lạnh ngắt làm mọi người phải ướt át. Tham dự có trên 100 linh mục và 15.000 giáo dân. Trong phiến đá có giấy tờ văn kiện liên hệ, có hài cốt của thánh nữ Jeanne de chantal và của thánh giám mục François de sales. Đến xế trưa thì người ta “cáng” đức cha già xuống núi, còn bổn đạo lần lượt hạ sơn đến đêm trời vẫn còn mưa.

Người ta phải mở hầm lấy đá tại chổ, dựng lò nấu vôi, các thì phải mua mỗi thước khối là 40,00 francs, chở từ thung lũng sông Drac lên. Công trình xây cất thời bấy giờ, không máy móc, mọi việc đều nhờ vào sức người.

Năm1854, cung thánh tạm xong. Năm 1863, xong lòng vương cung.Năm 1865, xong hai tháp chuông. Trong vòng rào, có pho tượng Đức Mẹ ngồi trên tảng đá, hai cùi tay chống trên hai đầu gối, hai bàn tay ôm mặt khóc thầm khóc tủi; pho tượng Đức Mẹ đứng để truyền sứ điệp; Mélanie đứng bên phải Maximin đứng bên trái. Các pho tượng nầy đúc tại Creusot; 14 chặng đàng thánh giá thì 20 năm sau mới xong. Bàn thờ làm bằng đá cẩm thạch mua từ Carrase. Năm 1879, làm lễ cung hiến Vương Cung Thánh Đường, có hàng vạn vạn người tham dự; Kinh TE DEUM tạ ơn vang dội cả vùng đồi núi, bay vút lên cỏi trời xanh. Phụ thuộc Vương Cung, có nhà xứ, có khách sạn, có hàng ăn, có trung tâm tỉnh tâm, có nhiều phòng hợp, có cơ sở của dòng thừa sai Đức Bà La Salette. Cuối thế kỷ 19 hành hương La Salette phải lắm khó khăn vất vả, song ngày nay, đường xá được mở mang, lưu thông được dể dàng thuận tiện rồi. Trong một năm, mùa hành hương khai mạc vào khoảng sau Đại Lễ Phục sinh và bế mạc vào tháng 10; vì sau đó tuyết đã đổ xuống rồi…

Viết xong tại Lingolsheim ngày 01-05-1994, đầu tháng hoa dâng kính Mẹ Maria

Gioan Baotixita Hồ Đắc Hóa

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art