Chủ Nhật, 11 Tháng Tám, 2024

Sữa là biểu tượng của lòng quảng đại của Thiên Chúa, một phần phong phú của Đất Hứa.

 

Mệt mỏi vì những cuộc phục kích, Đavít và những người trung thành với ông đã được an ủi bởi những người bạn mang đến cho họ lúa mì và lúa mạch, những bông lúa nướng, đậu fava và đậu lentil, mật ong, kem, cừu và những miếng thịt bò (xem 2 Sm 17, 28-29).

Tiên tri Isaia báo trước rằng đứa trẻ Emmanuel mà người thiếu nữ sẽ sinh ra sẽ được nuôi bằng kem và mật ong (xem Is 7, 15).

Khi Phaolô, nói với những người lớn vừa mới nhận phép rửa, bảo họ: "Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không phải đồ ăn cứng" (1 Cr 3, 2), ông so sánh họ với những trẻ sơ sinh trong đức tin, những tân tòng.

Thấm nhuần Kinh Thánh, ông biết rằng sữa là một món quà từ Thiên Chúa cho phép trẻ em sống và lớn lên.

Mọi người đã chịu phép rửa có thể nhận lấy lời cầu nguyện này:

"Một cốc sữa được dâng cho tôi, tôi uống nó và cảm nhận toàn bộ sự ngọt ngào đến từ Chúa: người Con là cái cốc, Chúa Cha là sữa và Đấng nuôi dưỡng mình bằng nó là Chúa Thánh Thần" (Thánh ca của Salomon, số 19).

 

(Christine Pellistrandi giảng dạy Kinh Thánh tại phân khoa Đức Bà ở Paris)

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art