Thứ Ba, 12 Tháng Sáu, 2012

Sattahip : trại tập trung hay trại hè ?

Sattahip, trại di cư của những Việt tìm tự do, nằm gọn giữa ba ngọn đồi cỏ xanh rì, cách xa biển chừng 3 cây số. Cổng chính trại quay ra con đường nhựa duy nhất dẫn về tỉnh Chonburi. Chung quanh trại là rừng thưa với những đám cỏ lau dày đặc. Nếu bạn được dịp viếng thăm Sattahip, trước khi vô đến trại bạn phải vượt qua một trạm khám xét giấy tờ, sau đó bạn sẽ thấy hàng kèm gai cao chừng 2 thước bao quanh trại, cùng hai ba anh lính Thái tay cầm súng đứng gác. Bạn sẽ có cảm tưởng ngay : Sattahip chỉ là một trại tập trung của dân di cư không hơn không kém.
     Thật vậy, viết về Sattahip phải nói đến những vụ cải nhau, đánh nhau; những vụ bắt bớ, xử kiện; những bửa cơm cháo khê, với canh rau qua tới những cái cầu xí, nhà tắm vào những ngày không nước… Ngoài cảnh cơ cực ấy, người tị nạn còn phải đương đầu với những lo âu cho tương lai ngày mai của họ, không biết mình sẽ đi về đâu hay lại phải kẹt mãi trong trại này. Vì thế trong giờ rảnh rỗi họ thường tìm quên lãng mối lo âu khổ cực bằng đủ mọi cách giải trí như đánh cờ tướng, bài tây, túc cầu, bóng chuyền, thả diều… hoặc họ trốn ra ngoài để ngao du trong rừng, đi ra phố hay ra biển tắm. Chính vì lý do cuối này, cho nên giới trẻ vô tư với óc phiêu lưu mạo hiễm thường có cảm tưởng Sattahip là trại hè hơn là một trại tập trung di cư.
     Tôi xin kể qua chương trình đi biển của chúng tôi, một nhóm thanh niên 6 người chung sống dưới một lều vải.
     7giờ sáng : chui hàng rào kẻm gai rời trại (vào giờ này lính Thái không đi tuần), ra tới rừng, băng đường mòn đi tới biển.
     7giờ 15 : ra tới biển, thủy triều đang xuống nên chúng tôi đi bắt cua, đào hến và trèo dừa.
     11giờ 30 : nướng cua và hến nhậu với dừa non.
     12 giờ : đến ngôi chùa gần đó đớp cơm chay.
     13giờ : Lúc này thủy triều đang lên nên chúng tôi đi tắm biển.
     16giờ : Lên đường trở về trại. Trên đường về, nếu có tiền mua cá biển tươi về rán hay mua dừa khô, đường về nấu chè.
     16giờ30 : nên cẩn thận khi về đến trại. LínhThái hay rình bắt những tên “vượt ngục” vào giờ này.
     Nên cho các bạn biết, có hôm lính bắt được tới 30 trự vượt trại đi tắm biển. Mấy xếp bị thộp được đưa ra ngoài bót nghe giảng “công dân giáo khoa thư” một hồi, rồi trở lại vô trại như củ, không có chi đáng ngại. Có hôm dân số đi tắm biển “lậu” lên tới hơn 100 người.
     Về thể thao, môn giải trí nguy hiểm nhất trong trại là môn đá banh. Sân túc cầu được làm bằng nhựa đường trộn với đá núi sắc bén lổm chỗm đó đây. Bạn chỉ cần té nhẹ thôi, hy vọng sứt da đầu hay tay chân, máu chảu ròng ròng liền; cho nên phòng phát thuốc do một soeur đảm nhiệm luôn luôn chuẩn bị một mâm thuốc và dụng cụ cứu thương cho môn này.
     Đời sống tinh thần trong trại rất khá, người công giáo ở đây rất siêng năng đi lễ và rước lễ. Thánh lễ được cử hành hằng ngày vào lúc 7giờ. Nhân dịp lễ Đức Mẹ thăng thiên năm qua, có cả cuộc rước kiệu nửa. Bàn thờ và kiệu Đức Mẹ trang hoàng thật lộng lẫy. Số người tham dự lễ kiệu đông không kém họ Thánh Tâm dạo trước.
     Sattahip nơi tôi có kỷ niệm của ngày ra đi tìm tự do, cho nên dù là trại di cư hay trại hè, tôi cũng đã vướng kỷ niệm để viết tặng bạn qua những ngày xa cách nơi đất khách quê người

Lê Trọng Khiêm 1976

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art