Thứ Ba, 05 Tháng Ba, 2024

Sao không hát ALLÊLUIA trong Mùa Chay ?

Sao không hát ALLÊLUIA trong Mùa Chay ? Lại có thể dùng những câu tung hô có ý nghĩa “CHÚC TỤNG” tương tự ?

Văn kiện "Hướng Dẫn MỤC VỤ THÁNH NHẠC"(HDMVTN) do Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam soạn thảo, đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chấp thuận cho áp dụng chính thức vào ngày 28-04-2017, tại trang 60, số 153b, viết như sau: "Trong mùa không phải đọc Alleluia, có thể hát hoặc đọc Thánh vịnh với câu trước Tin Mừng, hoặc chỉ Thánh vịnh thôi. Không hát Alleluia, có thể bỏ hoặc có thể thay bằng những câu tung hô như sau: (hát trước và sau câu Tung hô trước Tin Mừng): 1. Lạy Chúa Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, chúng con xin ngợi khen Ngài. Hoặc: 2. Lạy Chúa Kitô ngàn đời vinh hiển, xin chúc tụng và tôn vinh Ngài." (xem tại: https://drive.google.com/file/d/1pQFXEkeLJtgvA88MfHANHzYeSWj5IOI-/view).

ALLÊLUIA là tiếng Do Thái, nghĩa là "Hãy ngợi khen Chúa," cụm từ này được dùng nhiều, trở thành một công thức phụng vụ, một quán ngữ Kitô giáo diễn tả niềm hân hoan, vui mừng (cũng như quán ngữ "Amen"), nhất là trong Công giáo Rôma từ thế kỷ thứ 4, trở thành công thức phụng vụ biểu trưng cho niềm vui, mà niềm vui lớn nhất là niềm vui Chúa Phục Sinh. Từ đó, vào Mùa Chay, Giáo Hội Công Giáo Rô-ma kiêng không dùng quán ngữ Alleluia, để dành cho đến Canh thức Phục Sinh mới dùng lại một cách long trọng qua việc chủ tế xướng và toàn thể tín hữu lặp lại 3 lần, mỗi lần cao giọng lên một mức. Nói thế không có nghĩa là suốt Mùa chay chúng ta không còn ca tụng tôn vinh Chúa nữa, nhưng là chúng ta kiêng dùng một quán ngữ đặc trưng để dành nó cho Mùa Phục Sinh và các mùa tiếp theo. (Tìm hiểu thêm, xin vào link sau: https://www.ocp.org/en-us/blog/entry/lenten-gospel-acclamation. )

Chúng tôi trích lại vài đoạn của Lm Giu-se Phan Tấn Thành, OP: "Nếu alleluia là lời chúc tụng Chúa, thì tại sao lại không được sử dụng trong mùa Chay? Đâu phải là mùa Chay thì miễn chúc tụng Chúa đâu? Đúng vậy, ta phải chúc tụng Chúa luôn luôn, mọi nơi mọi lúc. Đó cũng là quan niệm của Phụng vụ bên các Giáo hội Đông phương: họ hát alleluia quanh năm. Nhưng bên Tây phương thì lại khác. Tại sao vậy? Các sử gia đưa ra giả thuyết như sau. Mặc dù trong nguyên ngữ Do thái “alleluia” chỉ có nghĩa là “hãy chúc tụng Chúa”, nhưng khi được chuyển sang văn hóa La-tinh thì nó mang một sắc thái khác, đó là nó biểu lộ sự vui mừng. Tại Rôma cho đến thế kỷ V, alleluia chỉ được hát vào lễ Phục sinh hoặc tối đa là cho đến hết mùa Phục sinh. Tập tục này cũng được áp dụng ở Bắc Phi, như ta thấy ở các bài giảng của thánh Augustinô. Mùa Chay là thời đền tội, và các tín hữu quỳ gối khi cầu nguyện; còn mùa Phục sinh là thời kỳ hoan hỉ, và các tín hữu đứng khi  đọc kinh, miệng hát alleluia. Đang khi đó, các nơi khác bên Tây phương không biết đến tập tục đó, và họ hát alleluia quanh năm cũng y như bên Đông phương. Nhưng khoảng cuối thế kỷ VIII, tập tục Rôma thắng thế, alleluia được dành cho mùa Phục sinh, và tuyệt đối cấm hát trong mùa chay. Và phụng vụ Rôma trước đây có nghi thức tiễn biệt và đón rước Alleluia. Trước khi ngưng hát alleluia (kể từ Chúa nhật 70) ca đoàn hát một điệp ca đệm nhiều lời alleluia. Và đêm Vọng Phục sinh, thì phó tế lên giảng đài trịnh trọng xướng ba lần ca khúc alleluia loan báo cho toàn dân tin mừng Alleluia: “Adnuntio vobis, reverendissime Pater, gaudium magnum quod est Alleluia”. Cũng vì Alleluia tượng trưng cho niềm vui, cho nên trước đây, người ta không hát trong lễ an táng hoặc cầu cho người chết.

   Trên thực tế, ngày nay phụng vụ chỉ hát alleluia trong mùa phục sinh mà thôi hay sao?

Không phải thế. Trong Thánh lễ, alleluia được xướng lên như bài ca chúc tụng trước khi đọc Phúc âm suốt năm, chỉ trừ mùa Chay. Trong mùa Phục sinh, thì alleluia được thêm vào các đáp ca, điệp xướng, ca nhập lễ vân vân. Đó là nói đến các bản văn phụng vụ chứ không thể kể hết những thánh ca bình dân hoặc các bản trường ca (tựa như Messiah của Handel viết năm 1741). Dù sao đi nữa, khía cạnh vui tươi khi hát alleluia không chỉ tùy thuộc cung điệu của các nhạc sĩ hoặc tài nghệ của ca đoàn, nhưng tùy thuộc rất nhiều vào tâm hồn của ta...." (http://daminhvn.net/hieu-de-song-duc-tin/alleluia-co-nghia-la-gi-11865.html)

 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art