Thứ Hai, 12 Tháng Hai, 2024

Tuần Lễ Thứ I Mùa Chay : CHẤP NHẬN THAY ĐỔI

Tuần Lễ Thứ I Mùa Chay

CHẤP NHẬN THAY ĐỔI

Các đoạn kinh thánh trong tuần này kêu mời chúng ta thay đổi. Theo các đoạn này, sống Tin mừng, là nuôi dưõng khả năng thay đổi. Đời sống Kitô hữu không phải một đời sống chịu đựng một cách tiêu cực, nhưng một đời sống những người mong muốn đáp ứng những như cầu thời đại. Tin mừng và thay đổi luôn đi đôi với nhau. 

Hầu hết chúng ta cảm thấy rất khổ cực khi phải thay đổi lối sống. Đời sống được xếp đặt và chúng ta bằng lòng với lối sống (tình trạng) hiện tại. Chúng ta không muốn thay đổi lối sống hiện tại, dù tốt hoặc xấu hơn. Tuy nhiên, mùa chay là thời gian của năm phụng vụ mà giáo hội không những mong muốn mà còn đời hỏi chúng ta phải thay đổi đời sống.

Các ngôn sứ thời nay rất đúng khi chỉ trích những lạm dụng đang xảy ra trong xã hội. Họ nêu lên cho thấy rõ hệ thống tổ chức hiện hữu lợi dụng con người và bóp chẹt tinh thần con người. Họ thúc dục phải thay đổi chính bản thân bằng cách thay đổi các hệ thống cơ cấu hiện hữu.

Các ngôn sứ thời nay cũng cho biết con người vẫn còn hy vọng. Họ kêu mời phải nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi mọi sự và do đó, trời sẽ sáng sau một thời kỳ giông tố. Họ kêu mời chúng ta thay đổi bằng cách vươn mình lên đón nhận hồng ân Thiên Chúa.

"Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng "

Hát

Sám Hối

Đọc Lời Chúa

- Tuần này các bài đọc được lấy ra :

- Bài đọc 1 : Sách Sáng Thế 9,8-15

- Thánh vịnh : 24

-Bài đọc 2 : Trích thứ thứ 1 của thánh Phêrô Tông đồ  3,18-22

Bài trích Tin Mừng theo thánh Máccô 1,12-15.

Khi ấy, Thần Khí liền đẩy Đức Giêsu vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”. Đó là lời Chúa.

Thinh Lặng

Diễn Giải

Chúa Giêsu lãnh nhận sứ mệnh Chúa Cha giao phó khi Ngài chịu phép rửa (Máccô 1,9-11). Theo Máccô kể lại, Chúa Giêsu chưa biết rõ ràng sứ mệnh đó gồm những công việc gì. Trong đoạn tin mừng Chúa Giêsu bị cám dỗ, Máccô nhắc lại dân Ítraen cũng bị thử thách trong hoang địa ("40 ngày"), và Ítraen đã sa ngã. Không giống dân Ítraen, Chúa Giêsu chống trả lại được quyền năng sự dữ. Cám dỗ tự căn bản, có liên quan đến thay đổi. Qua việc Chúa chịu cám dỗ, chúng ta thấy được Chúa Giêsu sẽ là vị cứu chuộc như thế nào (Tin mừng Mátthêu và Luca khai triển đặc điểm này). Măc dầu Chúa Giêsu chưa nhận thức rõ ràng chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, Ngài biết chắc chắn cám dỗ của Satan ngược lại ý Thiên Chúa.

Thánh Máccô tóm lược sứ mệnh Chúa Giêsu một cách đầy đủ nhưng rất cảm động bằng cách đạt khởi đầu công việc Chúa Giêsu rao giảng vào ngay khung cảnh kết thúc đời Thánh Gioan tẩy giả. Cũng như Gioan, sứ mệnh giao phó cho Ngài sẽ dẫn Ngài đến cái chết. "Vương quốc" gợi lên ý niệm về vương vị miền cận đông: nhà vua phải lo lắng cho dân gian, nhất là cho những người phải chịu đau khổ nhiều nhất. Thời đại mới đang bắt đầu nơi Chúa Giêsu. Những kẻ bị xã hội loại bỏ là những kẻ được Chúa Giêsu chú ý đặc biệt.

"Sám hối" có nghĩa đi đến thay đổi, chọn một đường hướng suy nghĩ mới, bao hàm một đường hướng hành động mới. Đó là thay đổi hoặc biến đổi theo ý nghĩa tốt đẹp nhất. Như vậy Chúa Giêsu kêu mời thính giả thay đổi bằng cách đặt niềm tin tuởng vào Tin Mừng phát xuất từ chính bản thân Ngài.

Suy Niệm

Tôi phản ứng thế nào khi bị cám dỗ? Phản ứng của tôi là một chứng minh hùng hồn về sự yếu đuối và nhắc nhỡ tôi biết cần phải thay đổi? Sự cám dỗ, tự căn bản, muốn tôi đứng yên một chỗ, thúc dục tôi càng ngày càng ích kỷ. Cám dỗ là kẻ thù thay đổi toàn diện. Tuy nhiên cám dỗ cũng có thể làm cho tôi thấy nhu cầu cần phải vươn mình lên đến một Người khác. Trong chiều hướng đó, bị cám dỗ là một cảm nghiệm hữu ích.

Tôi có coi việc Chúa Giêsu bị cám dỗ là một việc quan trọng? Tôi có thấy cam đảm khi biết tôi cũng có thể chống trả cám dỗ với sự giúp đở của Người? Tôi có thấy an ủi khi đọc đoạn kinh thánh sau đây của Thánh Phaolô “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội " (Híp ri 4,15).

Mùa chay là mùa tôi phải nghĩ lại những lời Chúa Giêsu rao giảng và kêu mời thay đổi. Tôi phải xét xem đường lối suy nghĩ và hành động có dựa trên tin mừng hay không? Nếu tôi suy nghĩ và hành động theo những giá trị thực tiển cho đời sống vật chất hơn là theo tin mừng, thì tôi phải kết luận lúc này là lúc cần phải thay đổi.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con chắc chắn rằng mọi sự thay đổi đều vì Chúa.

Bây giờ để ít phút tiếp tục nghĩ về "Chấp nhận thay đổi". Những câu sau đây có thể giúp bạn viết thêm về chủ đề của tuần này.

Ý tưởng từ các bài đọc trong tuần giúp tôi nhiều nhất là...

Khi tôi nghe đến câu "thay đổi", ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu tôi là...

Để thay đổi một cách hữu hiệu, tôi cần phải…

Lời nguyện riêng tư

Chia Sẻ

Để chuẩn bị thảo luận, chia sẻ xin các bạn đọc ba bài đọc của ngày Chúa Nhật, Thánh Vịnh và trang nhật ký cũng như những lời dẫn giải về chủ đề tuần này. Trước khi thảo luận, chia sẻ các bạn cũng nên đọc lại phần "Chấp nhận thay đổi". Mỗi nhóm, từy hoàn cảnh có thể chọn dùng tất cả hoặc một vài câu sau đây:

"Thay đổi là một điều rất khó khăn đối với chúng ta"

Câu này có đúng đối với cuộc đời bạn?

Tại sao bạn cho rằng thay đổi rất ư là khó?

Đã có lần nào bạn chấp nhận thay đổi chưa?

"Ta sẽ đặt trên trời một cái mống như dấu chỉ giao ước của Ta và trái đất"

Bạn có một dấu chỉ hay một biểu tuợng nào đặc biệt để nhắc về sự liên kết chặt chẻ giữa bạn và Chúa?

Tại sao dấu chỉ hay biểu tượng này có ý nghĩa đối với bạn?

Bạn thay đổi bằng những cách thức nào?

"Lạy Chúa xin nhớ lại lòng thương xót và lòng từ bi của Chúa từ muôn đời."

Tác giả Thánh Vịnh 25 nói đau đớn là cơ hội tốt cho đời sống đức tin. Theo kinh nghiệm của bạn, điều này nghe có lý không?

Trong đời, bạn có thấy Chúa ở gần và đổ tràn lòng thương trong những lúc bạn gặp đau khổ?

Chúa gần và thương bạn bằng cách nào?

"Chúa Giêsu đã chết theo thể xác nhưng đã nhờ Thánh Linh mà sống lại"

Dường như thánh Phêrô cho rằng kinh nghiệm về "sự sống" phải đi trước kinh nghiệm về "sự chết".

Bạn nghĩ điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống hằng ngày của bạn?

Những hình thức "chết" mỗi ngày bạn được kêu gọi thực hiện?

Những hình thức này trở thành những cơ hội tốt đẹp cho "sự sống" như thế nào?

"Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng".

Thánh Máccô nói Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc; khi bị cám dỗ, Chúa Giêsu đã chống lại cám dỗ.

Phản ứng thường xuyên nào khi bạn bị cám dỗ?

Có những phương cách nào bạn tự giúp mình và người khác để quyết định một cách không vị kỷ?

Bạn sẽ khởi đầu diển tiến thay đổi hôm nay thế nào để có một đời sống tốt đẹp hơn?

Đề Nghị Thực Hành Tuần Lễ I Mùa Chay

Chấp Nhận Thay Đổi

1- Bỏ chút thời giờ đọc tài liệu: giáo lý, Thánh kinh hay xét mình.

2- Chọn một cuốn sách đọc trong Mùa Chay.

3- Tìm hiểu và đào sâu một bí tích.

4- Tìm người tâm giao (bạn, linh mục v.v…) trong đời sống thiêng liêng.

Lời Nguyện kết Thúc

Lạy Chúa Giêsu rất nhân từ và thương yêu, xin cho chúng con thấy được ngày Thứ Sáu Chúa chịu nạn sẽ dẫn đến ngày Chúa Nhật Chúa Phục Sinh. Xin cho chúng con nhận thức mộ trống sẽ nhắc chúng con biết đối với Chúa mọi sự đều có thể đưọc. Chúng con xin Chúa, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art