Từ khi nào Giáo Hội dùng Bánh Thánh ?
Fred de Noyelle / GODONG
Các Tin Mừng rất rõ ràng: trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu “cầm lấy bánh” (Lc 22:19). Chúng ta cũng biết Chúa Giêsu đã dùng bánh không men, và do đó, không men làm biểu tượng của Lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, bánh không men và bánh thánh không hoàn toàn giống nhau, và cũng không cùng theo bề ngoài. Vậy, tục lệ dùng Mình Thánh hình tròn và dẹp trong các cử hành phụng vụ xuất hiện từ bao giờ?
Phong tục chắc chắn rất lâu đời, nhưng không bắt nguồn từ thời Giáo hội sơ khai. Thật vậy, nếu các linh mục các thế kỷ đầu tiên truyền phép bánh có men thông thường, và có lẽ chỉ đến thế kỷ thứ 7, bánh thánh mới bắt đầu được sử dụng.
Việc phổ biến Bánh Thánh ở Âu châu thời Carôlanh (Pháp)
Vào năm 693, Công đồng Tolède lần thứ mười sáu đã quyết định những chiếc bánh sẽ được thánh hiến phải được chuẩn bị đặc biệt cho thánh lễ và đảm bảo làm cho nhỏ lại. Vào thế kỷ thứ 8, học giả và nhà thần học người Anh Alcuin ở York ủng hộ bánh mì dẹp không men, và xem giống với bánh mì không men Chúa Giê-su đã ăn trong Bữa Tiệc Ly. Và cũng trong khoảng thời gian đó, tu sĩ dòng Biển Đức và nhà thần học Raban Maur cũng nhấn mạnh Cựu Ước rõ ràng cấm sử dụng bánh mì có men để hiến tế. Ngay cả khi Giao ước mới cho phép những kitô hữu ra khỏi nhiều cấm kỵ, nhưng vị thánh vẫn cho rằng nên ưu tiên bánh thánh không men.
Đến thế kỷ thứ 9, phong tục này đã được thiết lập. Nhiều nhà phụng vụ dường như coi như điều hiển nhiên, và những tài liệu lưu trữ thuộc giáo hội bắt đầu ghi lại việc mua rất nhiều khuôn đúc bánh thánh, thường được trang trí bằng các hình ảnh theo chủ đề thiêng liêng. Việc quan trọng hơn nữa, các tác phẩm ở thế kỷ 10 và 11 tường thuật các cuộc phản đối của một số "người theo chủ nghĩa truyền thống", những người không đánh giá cao sự đổi mới này và muốn tiếp tục tận hiến những loại bánh mì làm từ bột chua thông thường. Chính những lời chỉ trích riêng lẻ đó cho phép đoán được sự lan rộng việc thực hành mới này vào thời điểm đó
Như những đồng xu nhỏ màu trắng để tâm hồn thêm phong phú
Những Bánh Thánh được các tu sĩ chuẩn bị, những người tận dụng những khoảnh khắc này để cầu nguyện hoặc hát những bài thánh ca. Sau đó, họ phân phát bánh thánh theo yêu cầ đến từ các nhà thờ. Tuy nhiên, đây chưa phải Bánh Thánh như ta biết ngày nay. Theo các nguồn thời tjoeéi bấy giờ, đường kính Bánh Thánh lớn hơn. Ví dụ, theo thông lệ, người ta sẽ chất Bánh Thánh lên chén thánh trong Thánh lễ, điều rõ ràng giả định bánh thánh lớn hơn chén thánh. Các nguồn khác cũng cho biết Bánh Thánh đủ lớn để tiêu thụ các mảnh vỡ trong vài tuần.
Tuy nhiên, độ chắc của những Bánh Thánh rất dễ vụn. Vì vậy, để ngăn những mảnh vụn nhỏ rơi vãi trong quá trình bẻ bánh lặp đi lặp lại, các tu sĩ cảm thấy cần phải chuyển sang “các phần riêng lẻ”. Đây là cách bánh thánh hình tròn nhỏ ra đời, và ngày nay vẫn được sử dụng trong Thánh Lễ.
Mặc dù vậy, một số nhà đạo đức không đồng ý vì những bánh này trông giống như những đồng xu. Tuy nhiên, lời chỉ trích nhanh chóng được nhà thần học Honoré d'Autun (thế kỷ 12) giải thích lại theo hướng tích cực. Sự tương tự khá thích hợp, và thật thú vị khi thấy tên Thiên Chúa được in trên bánh thánh, giống như tên các vị vua ở trần gian trên đồng tiền. Thật vậy, bánh thánh cũng là những đồng tiền, và là một trong những thứ quý giá nhất: những thứ duy nhất có thể làm phong phú linh hồn và hưởng đặc ân được kết hợp tâm hồn với Thiên Chúa.
Theo Lucia Graziano (Aleiteia)