Thứ Sáu, 09 Tháng Hai, 2024

Một cái nhìn Kitô giáo về Tết Nguyên Đán

Một cái nhìn Kitô giáo về Tết Nguyên Đán

Tạp chí Fides, ngày 7 tháng 2 năm 2024, có bài bình luận về sự giao thoa giữa Tết nguyên đán và thứ tư Lễ tro.

Năm nay một lần nữa, thời điểm bắt đầu Mùa Chay lại trùng với thời điểm bắt đầu Tết Nguyên Đán. (Năm con Rồng). Sự trùng hợp này có liên quan đến việc hai sự kiện được ấn định về thời gian theo âm lịch.

Thoạt nhìn, hai sự kiện có vẻ trái ngược nhau: Mùa Chay là thời gian ăn chay, kiêng thịt và sám hối, trong khi Năm Mới là thời gian vui mừng cử hành. Nhưng trong Thư Mục vụ Mùa Chay 2024, Đức Giám Mục Joseph Gan Junqiu, người đứng đầu Tổng Giáo phận Quảng Châu, cho thấy tầm nhìn Kitô giáo có thể hóa giải mâu thuẫn rõ ràng này như thế nào. Đức Giám Mục Trung Quốc viết: “Trên thực tế, mọi hành động được thúc đẩy bởi ý định yêu thương cuối cùng đều hướng về Thiên Chúa. Như vậy, “khi chúng ta bỏ lại sự cô đơn của cuộc sống đô thị phía sau, chúng ta chấm dứt khoảng ngăn cách chúng ta với những người thân yêu của chúng ta và chúng ta trở về nhà, nơi niềm vui được ở bên gia đình ngự trị. Đồng thời, chúng ta có thể sống Phụng vụ Lễ Tro khi nhận ra rằng đó cũng là lời mời gọi từ Chúa Cha Hằng Hữu dành cho chúng ta, lời mời gọi trở về nhà.”

Trong Thư mục vụ Mùa Chay 2024 có tựa đề “Lạy Chúa, xin tạo cho con một trái tim trong sạch” (Tv 51:10), Đức Giám Mục Joseph cho thấy “làm thế nào chúng ta, những Kitô hữu, có thể đắm mình trong tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa trong kỳ nghỉ lễ gia đình này”. Năm Mới, Đức Giám Mục Quảng Châu nhấn mạnh, là “tống cựu nghinh tân (từ biệt quá khứ để chào đón tương lai)”. Trong hành trình Kitô giáo, cũng thế, kinh nghiệm tha thứ và thống hối vì tội lỗi của mình cũng là một “tống cựu” và một bước đi đầy tin tưởng hướng tới thời gian sắp tới. Trong cảm nghiệm như vậy, "chúng ta trở nên tràn đầy niềm vui và hy vọng vào cuộc sống, chúng ta được đổi mới bởi tình yêu Chúa Kitô, trong ân sủng của Thiên Chúa."

Mùa Chay là “thời gian chuẩn bị cho niềm vui Phục Sinh”. Và chính xác, thời điểm Tết Nguyên Đán, Đức Cha Gan nhấn mạnh, là một cơ hội vàng để làm chứng cho đức tin Công Giáo trong và với gia đình mình. Người ta có thể tham dự “Thánh lễ tạ ơn đêm giao thừa cùng với gia đình, nơi cả gia đình có thể cùng nhau tạ ơn Chúa vì sự che chở và phúc lành của Người trong năm vừa qua, và xin Chúa chúc lành cho bình an, sức khỏe của các thành viên trong gia đình và công việc chúng ta.”

Bằng cách cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích với những người thân yêu của mình, chúng ta cũng có thể đón nhận, với lòng biết ơn Chúa Giêsu, tâm trạng lễ hội và biết ơn của Năm Mới âm lịch.” trong nền văn hóa truyền thống của chúng ta, nhưng chúng ta có thể chứng tỏ rằng đức tin Kitô giáo là một món quà luôn ở trong tâm hồn chúng ta, cho dù thế nào đi nữa”.

Trong lễ mừng Năm Mới – Đức Giám Mục Gan viết – các Kitô hữu có thể cầu nguyện, đọc và suy niệm Lời Chúa cũng như chăm sóc người lân cận của mình.

"Tết Nguyên Đán là thời điểm tốt lành để chăm sóc người khác, bắt đầu từ người già, người bệnh, người cô đơn và những người gặp khó khăn. "Chúng ta có thể trải nghiệm được phước lành và bình an của Chúa trong Lễ hội mùa xuân bằng cách dành thời gian cho gia đình, cầu nguyện trong sự hiệp thông và quan tâm đến người khác”, Đức Giám Mục Gan kết luận.

Vũ Văn An 08/Feb/2024

Vietcatholic

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art