Thứ Ba, 20 Tháng Hai, 2024

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B

Bài Ðọc I: St 22, 1-2. 9a. 10-13. 15-18

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa thử Áp-ra-ham và nói với ông rằng: “Áp-ra-ham, Áp-ra-ham!” Ông đáp lại: “Dạ, con đây”. Chúa nói: “Ngươi hãy đem I-sa-ác, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Mô-ri-a, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi”.

Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Áp-ra-ham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói I-sa-ac lại, đặt lên bàn thờ trên đống củi. Áp-ra-ham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: “Áp-ra-ham, Áp-ra-ham!” Ông thưa lại: “Dạ, con đây”. Người nói: “Ðừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta”. Áp-ra-ham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Áp-ra-ham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình. Thiên thần Chúa gọi Áp-ra-ham lần thứ hai và nói rằng: “Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành của quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 115, 10 và 15. 16-17. 18-19

 

Bài Ðọc II: Rm 8, 31b-34

Trích thư Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con mình, nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta, há Người lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao? Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn? (Chẳng lẽ là) chính Chúa, Ðấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án? (Chẳng lẽ là) Ðức Giê-su Ki-tô, Ðấng đã chết và hơn nữa đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta?

Ðó là lời Chúa.

 

Phúc Âm: Mc 9, 1-9

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô.

Khi ấy, Chúa Giê-su đưa Phê-rô, Gia-cô-bê, và Gio-an đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Ê-li-a và Mô-sê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giê-su. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giê-su rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Mô-sê, và một cho Ê-li-a”. Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”. Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giê-su với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giê-su ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”

Ðó là lời Chúa.

 

Phân tích.

Máccô 9,2-8 về việc Đức Giêsu biến đổi hình dạng thường được coi kết hợp với Máccô 9,9-13 thành một, vì cả hai trình thuật đều nói về biến cố biến hình và cùng nêu lên ngôn sứ Êlia. Trình thuật Đức Giêsu biến đổi hình dạng thuộc thể loại văn chương đoán trước về ngày cánh chung. Nhưng trình thuật gây nên nhiều khó khăn cho các nhà chú giải để tìm được một đồng thuận. Trình thuật biến hình và trình thuật Đức Giêsu chịu phép rửa là hai trình thuật duy nhất trong tin mừng Máccô cho thấy có tiếng nói đến từ trên trời cao. Cả hai lời từ trời phán ra đều khá giống nhau (1,11 và 9,7), vì thế cả hai trình thuật được coi như có liên kết với nhau trong truyền thống, và văn bản 2Phêrô 1,16-18 còn cho thấy các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cho hai trình thuật đó cùng mang ý nghĩa cận kề. Chỉ sau này, hai trình thuật mới được tách ra làm hai văn bản riêng biệt. Trình thuật Đức Giêsu chịu phép rửa được đặt nơi đầu cuốn tin mừng, và trình thuật biến hình được cho thêm vào sau này. Với một tiến trình hình thành như thế nên trình thuật biến hình mang nhiều nét đến từ nguồn gốc các cộng đoàn Kitô hữu nói tiếng Hy lạp. Ngoài ra, theo các nhà chú giải, trình thuật không nói đến địa lý rõ ràng nơi xảy ra câu chuyện nên không thể đến từ nguồn gốc Palestine, và lý do đưa đến cuộc "biến hình" càng lộ rõ trình thuật có thể quy chiếu với nguồn gốc đến từ cộng đoàn Kitô hữu gốc Hy lạp.

Một số nhà chú giải lại cho trình thuật Đức Giêsu biến đổi hình dạng đến trong truyền thống thuộc cộng đoàn Kitô hữu gốc Do thái. Trình thuật thuộc thể loại "Thiên Chúa tỏ mình" có liên hệ với Cựu ước. Vì thế trong trình thuật có nhiều nét được gợi hứng từ Cựu ước, nhất là với trình thuật từ sách Xuất hành 24. Vì thế, Máccô 9,2-8 được coi như một loại khải huyền theo mẫu thần hiện tại núi Sinai, và điều mạc khải nơi đây liên quan đến đăng quang thời cánh chung Con Người.

Ngoài ra, có điều chắc chắn hơn, trình thuật đã được tác giả Máccô sửa lại đôi chút, và thêm vào câu 6 "Vì ông không biết phải nói gì, bởi các ông kinh hoàng" để giải thích việc từ chối với lời ông Phêrô đề nghị.

Máccô 9,2-8 mang cấu trúc ba phần :

- câu 2-4 : Biến đổi hình dạng và xuất hiện ông Êlia cùng ông Môsê.

- câu 5-6 : ông Phêrô phản ứng.

- câu 7-8 : Một tiếng nói phát ra từ đám mây.

- Các câu 9-10 thường được coi mang nguồn gốc từ tác giả Máccô hay tiền Máccô vì những từ vựng và những chủ đề cũng còn đang được tranh luận. Các câu này có thể được đặt vào tiếp với phần cuối trình thuật Biến hình, hoặc cũng có thể đặt vào nơi phần đầu cuộc đối thoại về ông Êlia. Thế nhưng vì có thay đổi nơi xảy ra, vì thế thường được đặt vào nơi đây như một cảnh việc mới. Dầu sao đoạn văn cũng có mối tương quan chặt chẻ với trình thuật Biến hình, vì giờ đây Đức Giêsu và ba môn đệ ở trên núi xuống, và nhân vật Êlia vẫn còn được nhắc tới.

 

Đọc

Cuộc Biến Hình thuộc về “trục xoay” trung tâm của Máccô (8,27 đến 9,13), được đóng khung bởi các câu hỏi về danh tính của Chúa Giêsu (8.27.29) và sự đến của ông  Êlia (9,11). Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa Kitô, và tiếng nói trên trời gọi Người là Con, phê chuẩn phần mở đầu “Tin Mừng về Chúa Giêsu, Chúa Kitô, Con Thiên Chúa” (1,1). Lời loan báo đầu tiên về Cuộc Thương Khó-Phục Sinh (8, 31) được chuyển tiếp vào cuối cuộc Biến Hình (9, 9b.10.12). Ở trung tâm vang lên lời mời gọi bước theo Chúa Kitô hiến mạng sống; cứu mạng sống mình bằng cách “mất” nó vì Tin Mừng (8, 35).

Đoạn văn kển đi từ lên núi (câu 2a) đến đi xuống (9a). Phần ở giữa, được gợi lên bằng hình ảnh (3,4a.7a.8) rồi bằng lời nói, qua cuộc trò chuyện của Chúa Giêsu với hai ông Môsê và Êlia, sự can thiệp của Phêrô và tiếng nói trên trời. Mọi thứ đều góp phần tạo nên sự chứng thực thiêng liêng: “ngọn núi cao”, màu trắng chưa từng thấy, đám mây và nỗi sợ hãi của các sứ đồ. Đó là một cuộc “thần hiển”, giống như sau phép rửa của Chúa Giêsu.

Tác giả Máccô cho thấy Chúa Giêsu đã khai tâm cho các môn đệ bước vào mầu nhiệm con người và sứ mệnh của Người, ngay cả khi điều đó có nghĩa phải “tách rời” họ. Trong số đó có Phêrô, Giacôbê và Gioan, đôi khi với Anrê (1, 16-19.29; 3,16-17; 13, 3), hoặc như “bộ ba đứng đầu” khi đến nhà ông Giai (5, 37); và ở Vườn Ghết-sê-ma-nê (14, 33). Khi che phủ họ bằng bóng, đám mây đưa họ đến gần Chúa Kitô hơn, dẫn họ vào mầu nhiệm của Người. Họ sẽ có thể chia sẻ điều mặc khải này khi Cuộc Khổ Nạn Phục Sinh đã mặc khải cho họ ý nghĩa. Ân sủng này buộc họ phải tuân theo (câu 9.10), và sự kiên nhẫn của sự im lặng được yêu cầu sẽ là phản ứng đầu tiên của họ đối với lệnh truyền “Hãy lắng nghe Người”.

Đối diện với các Tông đồ là bộ ba khác: Chúa Giêsu, và hai ông Êlia và Môsê. Khung cảnh nói lên những nhân vậtquan trọng trong Kinh thánh hiện diện trước Chúa Giêsu. Tước hết có ông Ê-li. Vì số phận đau khổ của Người, điều mà Chúa Giêsu sẽ nhấn mạnh ngay sau đó (câu 12-13)? . “Ba lều” có ám chỉ đến Lễ Lều không? Chúng ta cảm thấy bị cám dỗ muốn ổn định cuộc sống và tách vị thầy Rabbi ra khỏi hai nhân vật này - biểu tượng của Luật pháp và các ngôn sứ - những người đã gặp Chúa trên Sinai.

Trong lời xưng hô “Đây là Con yêu dấu của Ta”, vang lên âm hưởng lễ tấn phong thiên sai trong Tv 2,7 và sắc thái sâu sắc của St 22,2 (bài đọc thứ nhất). Những gì đã nói với Chúa Giêsu trong 1,11 (“Con là Con Cha…”) được Chúa Giêsu nói ở đây với các môn đệ. Và để thu hút họ, tiếng nói thêm câu “hãy lắng nghe Người” (xem Đệ nhị luật 18,15) mời gọi chúng ta vác thập giá theo Chúa Giêsu (8,34). Máccô nhấn mạnh Chúa Giêsu thấy mình “ở một mình với họ”. Ngài đã chọn mười hai người đầu tiên “để ở với Ngài” (3,14). Giờ sắp đến, giờ sẽ ngược đãi bản thể này. Chỉ sau này họ mới có thể tiết lộ “vẻ đẹp” của Cuộc Hiển Dung (câu 5: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật ‘đẹp’!”). Sự rõ ràng lôi kéo chúng ta hướng về Lễ Phục Sinh trong sự chịu đựng của Mùa Chay.

Suy gẫm

Cuộc biến hình bộc lộ ngay vinh quang của Chúa Giêsu.

Đối với Phêrô bậc Đáng Kính, thần tính của Chúa Giêsu không phải biểu hiện dưới ánh sáng mà là nhân tính hoàn hảo của Người, trong tấm màn ánh sáng của xác thịt. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng cũng là nhìn thấy tất cả vẻ đẹp của nhân loại.

Có gì đáng ngạc nhiên khi khuôn mặt của Chúa Giê-su trở nên giống mặt trời, vì chính ngài là mặt trời? Ngài là mặt trời nhưng lại ẩn sau đám mây. Bây giờ đám mây tách ra và tỏa sáng trong giây lát. Đám mây đang di chuyển đi này là gì? Đó không phải bản thân xác thịt, nhưng yếu đuối của xác thịt biến mất trong giây lát. Đám mây chính là đám mây được tiên tri nói tới: “Này, Chúa sẽ ngự lên trên một đám mây ánh sáng” (Isaia 19,1): đám mây xác thịt che phủ thần tính, ánh sáng vì xác thịt tự nó không mang theo điều gì xấu xa; đám mây che giấu vẻ huy hoàng thiêng liêng, ánh sáng bởi vì nó phải vươn tới vẻ huy hoàng vĩnh cửu. Đó là đám mây mà trong Diễm Ca đã nói: “Tôi ngồi dưới bóng người tôi ước ao” (2,3). Mây nhẹ vì thịt này là thịt của “Con Chiên Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29); và một khi những điều này được loại bỏ, thế giới sẽ được nâng lên tầm cao của cả hai, được trút bỏ gánh nặng tội lỗi của nó. Mặt trời bị xác thịt che khuất không phải là “đấng mọc lên vì điều thiện và điều ác” (Mt 5,45), mà là “Mặt trời công chính” (Ml 3,20) chỉ mọc lên cho những ai kính sợ Thiên Chúa. Thường bị che phủ bởi đám mây xác thịt, “ánh sáng soi sáng mọi người” (Ga 1,9) này ngày nay chiếu sáng với tất cả vẻ rực rỡ của nó. Hôm nay ánh sáng tôn vinh chính xác thịt này; cánh sáng được thần thánh hóa với các Tông đồ, để các Tông đồ tiết lộ ánh sángvới thế giới.

Phêrô Đáng kính ( Pierre le Vènrable), Bài giảng 1 về việc Biến Hình

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art