Tại sao Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ ?
24 tháng ba 2016 : Rửa chân trong lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại giáo xứ Saint-Jean-Baptiste de Belleville. Paris (75), France. © Corinne Simon / CIRIC
Trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, các linh mục rửa chân cho mười hai tín hữu, để tưởng nhớ mười hai sứ đồ. Cử chỉ này có ý nghĩa gì ?
Thánh sử Gioan cho biết, trước ngày Lễ Vượt Qua, các môn đệ của Chúa Giê-su đang dùng bữa tối yên bình thì Chúa Giê-su không báo trước đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ,. Thánh Phêrô phản ứng: ông từ chối việc Chúa Kitô hạ thấp mình về điều này:
« Đức Giê-su biết rằng : Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau ».
Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người : “Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?” Đức Giê-su trả lời : “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu !” Đức Giê-su đáp : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy » (Ga 13, 3-8 )
Một truyền thống cổ xưa
Người Do Thái cũng giống như nhiều tôn giáo khác, họ rất coi trọng các nghi thức thanh tẩy thể xác, những nghi thức này được cho tượng trưng cho sự thanh lọc tinh thần. Thanh tẩy là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hành động tôn giáo nào. Vì vậy, đối với Lễ Vượt Qua, các tông đồ và Chúa Kitô đã tắm trong bồn tắm trước khi lên Giê-ru-sa-lem. Nhưng đối với bàn chân, vì hầu hết mọi người đều đi dép, thậm chí đi chân trần, nên thường xuyên bị bẩn và vai trò một người hầu trong một ngôi nhà là rửa chân cho các vị khách quý
Tranh Rửa chân tại Nguyện đường Saint Antoine. Thế kỷ thứ 16th. Bessans.
Thông báo một cuộc giải phóng mới
Buổi tối hôm đó, suy nghĩ của họ có lẽ hoàn toàn tập trung vào lễ Vượt Qua, lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì kỷ niệm việc giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Vào thời đó, Thiên Chúa trừng phạt dân ngoại một cách thô bạo vì không để người Do Thái đi “hầu việc Ngài” và nhờ Môsê, đã giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ. Chúng ta đã có thể nghĩ rằng việc đã tốt.
Nhưng trong ngày lễ trọng này, Thiên Chúa còn đi xa hơn nữa, đến nỗi các tông đồ sẽ không hiểu ngay: Ngài tự biến mình thành nô lệ loài người bằng cách rửa chân cho họ. Sau khi đã giải phóng họ khỏi sự bạo ngược bên ngoài của Pharao, Ngài đã giải phóng họ khỏi sự bạo ngược của lòng kiêu hãnh, vị Pharao bên trong này mỗi ngày đều gây ra những vết thương đau đớn cho chúng ta.
Một hình ảnh về sứ vụ Giáo hội
Một bài học tốt Chúa dạy cho các môn đệ. Rao giảng lòng khiêm nhường và tình yêu thương anh em là một điều, và việc hạ mình theo cách này là một điều hoàn toàn khác. Ai trong chúng ta có thể làm những gì Ngài đã làm cho người khác, ngay cả cho những người chúng ta yêu thương, mà không cảm thấy bị coi thường? Ngài không những không do dự nhưng còn chủ động khi Ngài là người cao nhất và xứng đáng nhất trên thế giới! Ngài nói: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau ». (Ga 13, 14)
Vì vậy, các tông đồ hiểu rằng họ phải làm đầy tớ cho nhau. Khi Chúa Giê-su Kitô sai họ đi khắp thế gian sau Lễ Ngũ Tuần, để tha thứ hoặc giữ tội, họ không phải ủy viên hay thẩm phán quản lý các bản án, nhưng hướng dẫn mở ra cho tội nhân con đường sám hối. Và cho đến hôm nay, các linh mục đang chờ đợi chúng ta trong các tòa giải tội để rửa chân bầm dập và bẩn thỉu của chúng ta trên con đường đời gian nan.
Toàn bộ là khiêm nhường nói lên: "Lạy Chúa, hãy rửa chân cho con"!
Charles Rouvier - publié le 12/04/17 - mis à jour le 11/04/22