Thứ Năm, 23 Tháng Năm, 2024

Tại sao hát kinh Vinh Danh?

Tại sao hát kinh Vinh Danh?

Trong Mùa Vọng và Mùa Chay, phụng vụ Thánh Thể đề xuất cho chúng ta, trong các nghi thức khởi đầu trước phụng vụ Lời Chúa, và ngay sau nghi thức thống hối, hát "thánh ca Vinh Danh", trong số các "công thức khác nhau trong cử hành", tạo thành "một nghi thức hoặc một hành vi có giá trị riêng" (PGHH, số 37). Mặc dù có thể chỉ cần "đọc" hoặc "tụng" (cùng tài liệu, số 53), nhưng trước hết được khuyến khích rằng nó phải được "cất lên bởi linh mục hoặc [...] bởi ca trưởng hoặc ca đoàn", rồi "hát bởi tất cả mọi người, hoặc bởi giáo dân luân phiên với ca đoàn, hoặc bởi chính ca đoàn" (như trên). Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, và chúng ta sẽ thấy lý do tại sao, trong mọi khả năng, nên ưu tiên việc hát hơn là đọc thánh ca này vì "không bao giờ được thay thế [...] bằng một bài khác" (PGHH, số 53).

NGUỒN GỐC ÂM NHẠC

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, phù hợp với lời khuyên của thánh Phaolô: Hãy dùng thánh vịnh, thánh thi và thánh ca mà hát lên sự tạ ơn trong lòng anh em đối với Thiên Chúa (Cl 3,16), người ta đã sáng tác các bài thơ mới, không thuộc Kinh Thánh, nhưng theo kiểu các thánh vịnh. Những bài này sẽ trở thành các thánh ca đầu tiên của Giáo hội sơ khai, như Sáng Danh (Joyeuse Lumière), Te Deum và Vinh Danh (Gloria) của chúng ta, là những bài cổ nhất (trước thế kỷ II). Tuy nhiên, cả từ "thánh vịnh" và "thánh ca" đều chứa ý tưởng về hát và âm nhạc: một thánh vịnh trong tiếng Hy Lạp là một giai điệu được chơi trên đàn thánh vịnh (psaltérion), một nhạc cụ dây gảy; hơn nữa, sách thánh vịnh trong tiếng Do Thái được gọi là "sách Thánh Ca"; cuối cùng, từ "thánh ca" có nghĩa, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là "bài hát thánh dâng lên một vị thần". Một cách nhắc nhở chúng ta rằng, trong thời cổ đại, thơ ca, hát và âm nhạc luôn gắn liền với nhau, đặc biệt là khi cầu nguyện và ca ngợi thần linh.

MỘT LỜI CA NGỢI CHÚA BA NGÔI

Vì vậy, Vinh Danh là "một thánh ca rất cổ xưa và đáng tôn kính mà Giáo hội, tụ họp trong Chúa Thánh Thần, tôn vinh Thiên Chúa Cha cũng như Chiên Con mà Giáo hội khẩn cầu" (PGHH, số 53). Thật vậy, bắt nguồn từ Đông phương, thánh ca này rất sớm xuất hiện như bài ca ngợi Chúa nhật trong kinh sáng, và vẫn còn như vậy trong phụng vụ Bizantine. Cũng được hát trong giờ kinh Sáng ở Tây phương, từ thế kỷ IV hoặc V, như bài ca lễ và tạ ơn, tương tự như Te Deum, nội dung hiện tại của nó về cơ bản là một lời ca ngợi Thiên Chúa, tiếp theo là một lời ca ngợi và khẩn cầu Đức Kitô, để kết thúc bằng một lời tuyên xưng trang trọng về Ba Ngôi.

MỘT THÁNH CA CỦA CÁC THIÊN THẦN CHO CỘNG ĐOÀN

Nhưng trước hết, Vinh Danh mở đầu bằng lời hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh, trích từ Tin Mừng theo thánh Luca: Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm" (2,13-14). Chính vì thế mà nó đã được đưa vào Thánh lễ Giáng Sinh và trong một thời gian dài, chỉ được phép hát trong duy nhất lễ do giám mục chủ sự, và chỉ ngài mới có thể cất lên. Khi đó, ngài quay về phía giáo dân, dấu chỉ mời gọi họ hát. Vả lại, các giai điệu cổ xưa nhất của Vinh Danh chứng tỏ sự đơn giản vô cùng, thể hiện sự dễ tiếp cận của chúng đối với cộng đoàn.

Vì vậy, cả về nguồn gốc, nội dung, cách thức thực hiện phụng vụ và âm nhạc, tất cả đều hướng đến việc hát trọn vẹn "bài ca đẹp nhất, phổ biến nhất, cổ xưa nhất của Kitô giáo mà chúng ta đã nhận được" (P. Maranget).

 

(Nhạc sĩ và ca sĩ, có bằng thạc sĩ thần học bí tích và phụng vụ, cha François-Xavier Ledoux, dòng Đa Minh, đã đóng góp vào suy tư về âm nhạc và thánh ca trong phụng vụ. Là tiến sĩ văn học cổ điển, hiện nay ngài tận tâm cho việc giảng dạy các ngôn ngữ cổ.)

 

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art