Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai, 2023

Các Thể Loại Văn Trong Kinh Thánh

 CÁC THỂ LOẠI VĂN TRONG KINH THÁNH

Hỏi:  Tôi buồn nôn và chán ngấy khi nghe nói Kinh Thánh đầy những ẩn dụ và ngụ ngôn. Nếu lời của Chúa không thích hợp với não trạng vô thần của thế kỷ XX và quan điểm khoa học về thế giới và Thiên Chúa của quí vị, thì xin đừng tùy tiện uốn nắn lời này theo sở thích của quí vị, quí vị không tin rằng Kinh Thánh là lời Chúa sao?

Đáp:  Tôi lấy làm tiếc là bạn buồn nôn và chán ngấy khi nghe điều trên. Nhưng sự kiện rõ ràng là nhiều phần trong Kinh Thánh là những ẩn dụ và ngụ ngôn, thi ca, truyện ngắn hư cấu, các bài diễn văn, dụ ngôn và còn nhiều thể văn khác nữa.

     Lẽ dĩ nhiên, bạn tự do tin những gì bạn hình dung và ước muốn về Kinh Thánh, ngay cả việc xem Kinh Thánh như một câu chuyện lịch sử đúng từng chữ nếu bạn nghĩ ra được cách làm sao làm được điều đó. Nhưng giáo huấn của Giáo hội thật rõ ràng: “Chân lý” Kinh Thánh diễn tả được tìm thấy trong ý nghĩa các tác giả Thánh Kinh có ý diễn tả khi các ngài viết phân đoạn đặc biệt đó. Để nắm bắt được chân lý này, người ta phải tìm hiểu xem tác giả đã viết theo thể loại lịch sử hoặc viết một ngụ ngôn nhằm chứa một bài học luân lý, hoặc thi ca hay một lối viết nào khác. Chỉ sau khi đã làm thế, chúng ta mới khám phá cách chính xác nhất những gì Chúa muốn nói với chúng ta.

   Tôi thích thí dụ của George Washington và cây anh đào. “Chân lý” của câu chuyện không phải nằm ở những sự kiện của câu chuyện, nhưng ở những gì được nói về George. Có thể một ngày nào đó có một khoa học gia minh chứng rằng không hề có một cây anh đào nào ở trên núi Vernon, lúc đó chúng ta cũng chỉ thốt lên: “Thế sao?”. Bởi vì chủ đích câu chuyện không nói về cây anh đào, nhưng về các đức tính: thanh liêm, chánh trực, cao thượng của vị Tổng thống tiên khởi của Hoa Kỳ. Vậy người nào nghĩ đây là câu chuyện về những cây anh đào và nghệ thuật làm vườn thì người đó sẽ đánh mất đi toàn bộ ý nghĩa chính yếu của câu chuyện.

   Cũng tương tự như thế đối với người nào, chằng hạn, nghĩ về chuyện ông Giôna, xem câu chuyện chủ yếu nói về cá voi ăn thịt người và bão tố ở biển khơi. Người này đánh mất “chân lý” tác giả muốn truyền đạt. Đó là: Tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại thì phổ quát. Người này cũng đánh mất luôn nhiều mạc khải khác được cuốn sách bày tỏ cách rất hấp dẫn. Trong thí dụ đặc biệt này, chẳng có chút khác biệt nào giữa hai sự việc hoặc con cá voi mang người hùng của chúng ta đi đây đi đó trong ba ngày, hoặc Giôa chỉ ở mỗi một chỗ đầu tiên.

   Như cộng đồng Vaticanô II dạy, chính trong và qua tất cả những thách thức đó, kể cả những đoạn có tính lịch sử thật sự, “những cuốn sách trong Kinh Thánh phải được hiểu như những giáo huấn chắc chắn, đáng tin cậy và không sai lầm, những chân lý Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại vì phần rỗi của chúng ta” (MK 11).

   Việc chấp nhận và hiểu đúng lời Thiên Chúa được viết ra lẽ tự nhiên có tầm quan trọng hàng đầu đối với người Công giáo. Nếu bạn đã thực sự thích tìm hiểu sâu sát những gì Giáo hội dạy về đề tài này, bạn hãy đọc Hiến chế Mạc khải tôi vừa trích dẫn, hoặc thông điệp Divino Afflante Spiritu của ĐGH Piô XII (1943). Bất cứ linh mục nào cũng có thể giúp bạn tìm được ít nhất một trong các tài liệu này.

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art