Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một, 2023

Chúa Giêsu đã nói ngôn ngữ nào?

Chúa Giêsu đã nói ngôn ngữ nào?

Đức Giêsu sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Galilê, Chúa Kitô muốn được đám đông đến nghe Người giảng dạy hiểu biết, nên Ngài đã nói bằng ngôn ngữ nào?

“Người nói với các ông : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. (Mc 16,15-18), Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ điều này sau khi rời xa họ và hứa sẽ truyền cho họ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi Thánh Thần Thiên Chúa đến trần gian trong ngày lễ Ngũ Tuần được cử hành tại Giêrusalem, mười hai tông đồ đã có thể công khai làm chứng cho Chúa Giêsu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng họ đã nói chuyện với Chúa Kitô bằng ngôn ngữ gì?

Đức Giêsu sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Galilê (miền bắc Ítraen), Chúa Giêsu được lớn lên trong đạo Do Thái. Một tôn giáo dựa trên Kinh thánh tiếng Hípri. Ngôn ngữ này thuộc nhóm Sê mít, xuất hiện từ nửa sau thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Ngôn được nói bởi những người Do Thái ở vùng Canaan (tập hợp Ítraen, Palestine, miền tây Jordan, Lebanon và miền tây Syria), được sử dụng cho đến khi cộng đồng Do Thái ưu tú ở Giêrusalem và vương quốc Giuđê (586-538 BC) bị lưu đày ở Babylon. Vua Babylon Nebuchodonosor II sau đó đã biến Giuđê trở thành một tỉnh chư hầu đế chế của mình. Điều này xảy ra cho đến khi người Ba Tư chiếm được Babylon, họ đã cho phép người Do Thái thuộc bộ tộc Giuđê trở về quê hương của họ.

Chúa Kitô đa ngôn ngữ

Vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái dứt khoát sử dụng tiếng Aram, một ngôn ngữ Sê mít khác ra đời vào buổi bình minh Thời đại đồ sắt - tên ban đầu chỉ một dân tộc đến từ sa mạc Syria ngày nay. Ở Giuđê vào thời điểm đó, tiếng Aram được sử dụng. Các Tin Mừng cho thấy điều đó dù được viết bằng tiếng Hy Lạp (đã trở thành ngôn ngữ viết sau cuộc chinh phục Đế chế Ba Tư của Alexander Đại đế vào năm 334 trước Công nguyên), các câu chuyện trong Kinh thánh đều trích dẫn Chúa Kitô bằng ngôn ngữ của Ngài. Trong câu chuyện Cuộc Thương Khó được kể trong Tin Mừng Thánh Mátthêu, chúng ta có thể đọc: “Eloi, Eloi, lama sabachthani?” (27,46). Nói cách khác: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con?”, như Chúa Giêsu đã kêu lên từ cây thánh giá của mình. Tương tự như vậy, “talitha koum” (“cô bé, dậy đi!”) khi Ngài nói với con gái ông Giai trước khi cho cô bé phục hồi sự sống.

Vì Chúa Kitô muốn được đám đông hiểu, đặc biệt là những người đến nghe Ngài giảng dạy, nên Ngài đã nói bằng tiếng Aram, được một số lượng đáng kể người dân ở Trung Đông nói. Tuy nhiên, tiếng Hípri được dùng trong phụng vụ nên Ngài cũng nói được ngôn ngữ này. Chúng ta thấy Ngài đọc và bình luận về bản văn sách Isaia trong hội đường ở Nazareth (Lc 4,16-17).

Ngày nay, tiếng Aram là ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong phụng vụ một số cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, chẳng hạn như người Kanđê, người Xyriắc và người Marônít.

Theo Dorian Grelier

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art