Thứ Năm, 29 Tháng Tám, 2024

Người Mô-áp, một nguồn gốc Kinh Thánh

Ê-hút đối mặt với vua Éc-lôn mà ông sắp giết. Bức khắc từ cuốn Lịch sử Thánh của Lahure.


Là một dân tộc trong Kinh Thánh, người Mô-áp gắn bó chặt chẽ không chỉ với ngôn ngữ của họ được gọi là tiếng Mô-áp, mà còn đặc biệt với lãnh thổ họ chiếm đóng, được biết đến với tên gọi vương quốc Mô-áp...

Lịch sử của người Mô-áp bắt đầu trong Kinh Thánh ngay từ sách Sáng thế với một nguồn gốc quyết định và hơi đặc biệt (St 19, 36-37): Hai con gái của Lót đã có thai với cha mình. Người con gái lớn sinh một con trai và đặt tên là Mô-áp; đó là tổ phụ của người Mô-áp ngày nay.

Các bộ lạc Mô-áp - có nguồn gốc Semit - đã rất sớm trong lịch sử, từ thế kỷ 13 trước Công nguyên, tìm cách chiếm đóng các vùng địa lý màu mỡ của cao nguyên nằm ở phía bắc sông Ác-nôn, giữa Biển Chết và sa mạc Ả Rập. Nằm ở độ cao 1.000 mét, những vùng đất này - đặc biệt là những vùng ở phía bắc - cũng sẽ bị người Ítraen mới đến thèm muốn. Từ đó, trong câu chuyện Kinh Thánh, người Mô-áp thường được liên kết với người Ítraen, hầu hết thời gian là trong xung đột, nhưng đôi khi cũng gần gũi hơn; như việc người phụ nữ Mô-áp là Rút cải đạo theo Thiên Chúa của Ítraen, một tình tiết Kinh Thánh nổi tiếng, vì Rút sẽ trở thành bà cố của vua Đa-vít...

Những xung đột lặp đi lặp lại

Những xung đột lặp đi lặp lại giữa người Mô-áp và người Ítraen được đề cập một phần trong Cựu Ước, đặc biệt là sau khi con cái Ítraen đã bất tuân mệnh lệnh của Chúa (Thủ lãnh 3,12-14): Con cái Ítraen lại làm điều dữ trước mắt Đức Chúa, và Đức Chúa cho Éc-lôn, vua Mô-áp, mạnh thế hơn Ítraen, vì họ đã làm điều dữ trước mắt Đức Chúa. Éc-lôn liên kết với con cái Am-mon và A-ma-léc, rồi tiến đánh Ítraen; họ chiếm đoạt Thành Cây Chà Là. Con cái Ítraen phải làm tôi Éc-lôn, vua Mô-áp, trong mười tám năm.


Bản đồ thể hiện các vương quốc Ítraen và Giu-đa (không tô màu) và các vương quốc xung quanh vào năm 830 trước Công nguyên.

Kingdoms_of_Ítraen_and_Judah_map_830.svg: và Oldtidens_Ítraen_&_Judea.svg : FinnWikiNo Dịch sang tiếng Pháp: Appaches, CC BY-SA 4.0, qua Wikimedia Commons

Sau một thử thách dài như vậy, người Ítraen cuối cùng đã được lắng nghe trong những lời than phiền của họ và Thiên Chúa đã trang bị cho cánh tay của Ê-hút, người đã đâm chết vua Mô-áp là Éc-lôn, chấm dứt ách nô lệ của Ítraen trong 80 năm, như câu chuyện Kinh Thánh còn cho chúng ta biết...

Sự đối đầu giữa người Mô-áp và người Ítraen sẽ tái diễn nhiều lần, đặc biệt là khi Saun, rồi Đavít chiến đấu mạnh mẽ chống lại họ, như Kinh Thánh kể lại một cách ngắn gọn và không do dự trong sách Sa-mu-en thứ hai (2 Sm 8, 2): Ông đánh bại người Mô-áp và bắt họ nằm xuống đất, rồi lấy dây đo: cứ hai dây là giết, một dây đầy là tha cho sống. Thế là Mô-áp phải làm nô lệ cho Đa-vít và phải triều cống.

Một ngôn ngữ riêng

Việc phát hiện phi thường vào năm 1868 của bia đá Mesha nổi tiếng, có thể được chiêm ngưỡng ngày nay tại bảo tàng Louvre, tiết lộ một bản khắc bằng tiếng Mô-áp - ngôn ngữ gần với tiếng Hípri - trên đó kể lại những chiến thắng của vua Mô-áp là Mesha chống lại vương quốc Ítraen vào thế kỷ 9 trước Công nguyên. Lời chứng gần ba mươi thế kỷ này đặc biệt nhắc đến thần Kemosh - một vị thần chiến tranh - mà vua Mesha đã đi xa đến mức hy sinh chính con trai mình cùng với 7.000 người mà ông đã bắt được khi chiếm núi Nê-bô...

Bia đá Mesha.

Manuel Cohen qua AFP

Bản thân người Mô-áp sau đó cũng phải chịu nhiều cuộc xâm lược và tàn phá, đặc biệt là từ người Átsua, đế quốc Tân Ba-by-lôn, rồi đến Ba Tư trước khi hòa nhập với người Nabatean.

Philippe-Emmanuel Krautter - Aleiteia

 

Bài viết khác

Kiếng đeo mắt: Một ổ vi trùng!

Kiếng đeo mắt: Một ổ vi trùng!

14/10/2024

Những người phải mang kiếng, dù là kiếng đeo hay kiếng áp tròng đều cần phải cẩn thận hơn trong việc bảo vệ sức khỏe “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art