ADAM VÀ EVA CÓ THẬT KHÔNG?
Hỏi: Một hôm, ở trường học về, con tôi nhắc lại lời của thầy dạy chúng: “Adam và Eva không hề có”. Điều này đụng tới nền tảng đức tin của chúng ta, phải không? Họ có hay không có? Nếu có hai người khởi đầu cho nhân loại, làm sao chúng ta có thể cắt nghĩa sự kiện có nhiều chủng tộc khác nhau: Trung Quốc, da đen, v.v...?
Đáp: Chúng ta không biết (và có lẽ chẳng bao giờ biết) có hay không có hai con người nguyên tổ, từ đó phát sinh ra toàn thể nhân loại. Và nếu có, chắc chắn chẳng bao giờ chúng ta biết tên họ.
Một điều chắc chắn là: Chúng ta không bao giờ tìm ra điều đó từ Kinh Thánh. Đơn giản là sách thánh viết ra không phải để truyền đạt cho chúng ta những chi tiết về nhân chủng học. Dù có “hai cha mẹ” đầu tiên, hoặc hai trăm, hoặc họ từ đâu đến một cách chính xác, không phải vì thế mà có ít vấn đề thiêng liêng và thần học hơn câu chuyện trong Kinh Thánh về Adam và Eva. Câu chuyện như chúng ta có hiện nay chỉ được thu thập vài trăm năm trước Chúa Kitô mà thôi.
Câu chuyện ở các chương đầu của sách khởi nguyên này muốn truyền thụ cho chúng ta một vài chân lý đức tin quan trọng nhất. Đó là: Thế giới, trong đó gồm có gia đình nhân loại, đã được hiện hữu nhờ một mình Thiên Chúa chân thật; thế giới này tốt đẹp vì đã phát sinh từ Thiên Chúa và nhằm phục vụ hạnh phúc của nhân loại; bất cứ rủi ro bất hạnh nào xảy đến trên Trái Đất đều do tính ngạo ngược và tội lỗi của con người; ngay từ đầu Thiên Chúa đã có chương trình cứu rỗi con người khỏi tội lỗi.
Tôi không biết tại sao điều đó lại quá ‘nền tảng’ đối với đức tin của bạn. Những dữ kiện lớn về Thiên Chúa và mối tương quan của chúng ta đối với Người là sứ điệp đích thực của Kinh Thánh. Còn những điều còn lại khác, các khoa học gia chung chung đều đồng ý rằng hầu như không thể có một sự xác thực về các sự kiện xảy ra vào buổi bình minh của lịch sử, 10 hoặc 100 ngàn năm về trước.
Lập trường của Giáo hội về vấn đề này đã rõ ràng trong thông điệp Kunami Generis của ĐGH Piô XII (1950), trong đó ngài nhấn mạnh rằng lí thuyết chủ trương có nhiều hơn một cặp “cah mẹ đầu tiên” của nhân loại là một lí thuyết không được xem như một sự kiện đã xác lập. Và đó là điểm còn tồn tại của vấn đề.
Và nguồn gốc của các chủng tộc, cả Kinh Thánh lẫn Mạc khải Kitô giáo đều không cho chúng ta biết gì nhiều. Một số Kitô hữu chính thống tuyên xưng rằng họ tìm thấy dấu vết của việc khởi đầu của một sô chủng tộc trong Kinh Thánh. Nhưng, một lần nữa, lập trường của Giáo hội là: Vấn đề thuộc loại này phải do các nhà nhân học và cổ sinh vật học trả lời, chứ không phải do các nhà thần học hay các học giả Kinh Thánh.
CÓ NHIỀU ADAM, EVA KHÔNG?
Hỏi: Cha nói chúng ta cố thể chấp nhận giả thuyết cho rằng có thể có nhiều hơn một Adam và Eva từ đó phát sinh ra nhân loại. Vấn đề đó, đối với con cũng không gây thắc mắc gì cho lắm. Nhưng con có 2 câu hỏi: Cha giải thích thế nào về một số câu trong Kinh Thánh, vid dụ như nhận định sau của thánh Phaolô: “Do một người (Adam) mà tội lỗi đã vào thế gian” (Rm 5,12)? Và phải chứng kiến nhiều cộng đồng, như cộng đồng vô ngộ Tridentino, và nhiều văn kiện của Giáo hội quy chiếu Adam như “người đầu tiên”?
Đáp: Điểm gay cấn chúng ta cần để ý khi xem xét hai câu hỏi của bạn là cả Kinh Thánh lẫn cộng đồng mà bạn nhắc tới, không hề đề cập tới vấn đề đa tổ, nghĩa là có nhiều cặp đầu tiên. Do đó, cần thận trọng khi giải quyết một vấn đề mà cho đến lúc đó chưa hề được đề cập tới một cách nghiêm túc, nếu không nói là không có vấn đề.
Về điểm thứ nhất của bạn, các nhà thuyết giảng và các nhà hùng biện thường dùng phương pháp viện dẫn các nhân vật lịch sử nổi tiếng để nêu rõ một quan điểm, mà không bao giờ có ý định khẳng định tính xác thực của các nhân vật ấy. Khi, chẳng hạn, một vị linh mục, trong bài giảng lễ, trích dẫn người con hoang đàng hoặc người Samaritanô nhân hậu, ngài không có ý tuyên xưng sự hiện hữu đích thực của các nhân vật đặc biệt ấy trong những dụ ngôn của đức tin. Các nhân vật này thích hợp với điều mà vị linh mục đang muốn nhắm tới, và đó là ý nghĩa đích thực của việc trích dẫn ấy.
Đức Giêsu đã làm điều này. Thánh Phaolô cũng làm, các văn kiện cộng đồng và các tài liệu chính thức của Giáo hội cũng đã làm như thế. Như đã nói ở trên, các tài liệu này không trực tiếp liên hệ đến vấn đề đa tổ. Tuy nhiên, nếu câu chuyện về tạo dựng giúp giải thích và hỗ trợ cho những điều giảng dạy, thì các văn kiện này không ngần ngại dùng đến.
Trong Humani Generis, ĐGH Piô XII đã giải thích một vài vấn đề tín lý và Kinh Thánh về đa tổ (một số vấn đề trong đó đã được giải quyết 30 năm trước, một cách tình cờ) và ngài nói rằng không một người Công giáo nào được giữ ý kiểu này (đa tổ), xem nó như một sự kiện, trong khi nó chưa đủ cơ sở giải thích rõ ràng làm sao nó có thể tương hợp với một số điều trong đức tin Công giáo.
Thông điệp Huani Generis cho rằng niềm tin có nhiều Adam và Eva chỉ là một ý kiến phỏng đoán, văn kiện này không xác định ý kiến này là sai lầm hoặc lạc giáo. Nhân đây, tôi cũng muốn nói là không có vấn đề “cộng đồng bất khả ngộ”. Một chân lý đặc biệt có thể được dạy một cách bất khả ngộ. Những sự kiện có một số chân lý được dạy cách long trọng trong một số tài liệu cộng đồng hoặc của Đức Giáo Hoàng, điều này không có nghĩa là bất cứ điều gì trong tài liệu ấy đều như thế, ngay cả khi nó nằm trong cùng một câu.
TUỔI CỦA NHÂN LOẠI
Hỏi: Tuần trước báo chí đăng tải sự kiện tìm thấy một số bộ xương người, được phỏng đoán là đã có trên 3 triệu năm. Con không biết về vấn đề này theo Kinh Thánh, nhưng một bà bạn và con đã bàn cãi với nhau về bài báo. Bà ta nói, theo Kinh Thánh, thì toàn thế giới chỉ có khoảng 6000 năm. Con chắc chắn là chúng ta không tin như thế. Ít nhất là con không tin. Nhưng cha có thể nói gì với những người như thế? Có lý do nào để chúng ta không thể tin rằng nhân loại đã có cách đây 3 triệu năm?
Đáp: Bạn đã khơi lên nhiều vấn đề lớn. Các câu trả lời cho các vấn đề này khác biệt nhau nhiều, tùy theo sự hiểu biết của người ta về Kinh Thánh, tôn giáo, Thiên Chúa và cả khoa học nữa.
Thật ra, tuyệt đối không có cái gì, trong đức tin Công giáo, ngăn trở chúng ta chấp nhận bất cứ niên đại nào về sự xuất hiện của nhân loại. Thiên Chúa không bao giờ có ý biến Kinh Thánh thành một khảo luận về khảo cổ học, cổ sinh vật học, hoặc lịch sử, theo nghĩa của danh từ được dùng hiện nay. Đây chỉ là câu chuyện về chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa, một nhân loại đã bị tổn thương và què quặt vì tính ích kỷ và kiêu ngạo của nó, và chương trình này đã được bày tỏ làm sao. Nói ngắn gọn, đây là một cuốn sách của lòng tin, chứ không phải của chỉ dẫn kỹ thuật.
Điều này đặc biệt ứng dụng cho 11 chương đầu của sách Khởi nguyên là những chương “bao trùm” toàn bộ lịch sử của vũ trụ, từ khởi đầu cho đến lúc Thiên Chúa kêu gọi Abraham như người cha của dân tộc Do Thái, khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Những nhà thần học lớn của Do Thái đã thu thập các câu chuyện này lại với nhau, nhiều thế ký trước Đức Kitô. Họ cũng dùng nhiều huyền thoại và truyền thuyết đương thời. Tuy nhiên, trong căn bản, họ còn biết ít hơn chúng ta về những chi tiết liên quan đến nguồn gốc của thế giới. Điều này không làm họ băn khoăn nhiều. Mục đích của họ, dưới tác động linh ứng của Chúa, là có nhiều người, ngoài dân tộc của họ, trở thành tín hữu như họ, chứ không nhằm có nhiều nhà khoa học.
Không có lí do nào cần bạn tin rằng cách đây 3 triệu năm, đàn ông và đàn bà đã tay trong tay đi dạo trên quả đất này, nếu bạn cảm thấy thỏa mãn với sự hiển nhiên của khoa học.
Đối với vế kia của câu hỏi mà bạn đặt ra: Nếu có ai đó nhấn mạnh rằng mỗi sự kiện, mỗi khuôn mặt, mỗi tên tuổi và biến cố trong Thánh Kinh đều mang yếu tố xác thực trên bình diện khoa học, kỹ thuật, và lịch sử. Bạn cũng mất thì giờ biện luận những vấn đề như thế, thể như vấn đề tuổi của con người. Đơn giản là bạn đang ở trong những làn sóng có độ dài ngắn khác nhau của chân lý trong Thánh Kinh.