Thứ Ba, 27 Tháng Hai, 2024

Câu hỏi về Kinh Lạy Cha

  1. Kinh lạy Cha đã được soạn lại?

Hỏi: Một cột trong báo công giáo gợi ra rằng chúng ta đã thay đổi lối nói trong Kinh Lạy Cha. Phải chăng các lời của Đức Ki-tô không chuẩn, không đủ hay sao?

Đáp: Tôi e rằng bạn có một số quan niệm sai lầm về kinh Lạy Cha. Trước hết không ai biết chắc chắn những từ chính xác mà Chúa chúng ta đã dùng khi Ngài truyền lại lời kinh mà người Ki-tô hữu thường gọi là lời kinh của Chúa. Đức Ki-tô không nói tiếng Anh hay tiếng Việt. Bản văn chúng ta có là những bản dịch từ tiếng Aram mà Đức Giê-su đã dùng hoặc là bản dịch của bản dịch.

Bởi vì bất cứ bản dịch chuẩn nào từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác đòi hỏi không những chỉ dịch theo sát nghĩa từng chữ, nhưng còn phải theo ý, lối dùng chữ của các bản văn trong kinh Lạy Cha có thể khá khác biệt tuy theo người dịch. Các lần xuất bản Kinh thánh khác nhau có thể có những khác biệt lớn. Cũng thế, kinh Lạy Cha mà người công giáo chúng ta thường dùng khác với lời Phúc âm thánh Mattheu mà các bạn nhắc tới, và còn khác hơn nữa với lời Phúc âm của thánh Luca (11,2-4).

Các nhà lãnh đạo các Giáo hội Ki-tô giáo đều ước cho có một bản dịch chung, nhưng nói thì dễ hơn làm! Đơn giản bởi vì các Ki-tô hữu đã quá gắn bó tình cảm và lòng sùng kính đối với những chữ đã quen dùng.

 

  1. Về việc thêm thắt vào kinh Lạy Cha thì sao?

Hỏi: Con là người phụ trách đưa Mình Thánh Chúa trong một nhà thương. Trong các buổi đọc kinh, con luôn cho đọc kinh Lạy Cha. Một người ở tại địa phương không phải công giáo thường tham dự giờ kinh và có lần đã hỏi nói: tại sao không thêm vào kinh này câu: “Vì Chúa là Vua uy quyền và vinh hiển muôn đời?”

Đáp: Câu mà bạn hỏi – câu kết thúc kinh Lạy Cha – bắt đầu được dùng rất sớm trong phụng vụ ở thời kỳ hưng thịnh của Ki-tô giáo, có lẽ bởi vì công thức này thông dụng trong Phụng tự Do thái giáo trong rất nhiều thế kỷ. Cuối cùng, có lẽ một vài nhà sao lục Kinh thánh quá nhiệt thành đã thêm những lời này vào lời kinh của Chúa trong phúc âm thánh Mattheu (6,9-13) như một lời chú giải – một thứ giải thích bên lề hoặc một ghi chú đạo đức – đôi khi được thêm vào để phá vỡ bớt sự đơn điệu của công việc dịch thuật tẻ nhạt.

Những thế kỷ sau, nhiều chú giải trong đó có câu bạn nói đến, tìm đường len lỏi vào chính bản Kinh thánh. Đó là điều đã xảy ra nơi bản dịch King James Authorized English được xuất bản vào năm 1611. Bởi vì bản dịch Kinh thánh này đã được người Tin lành dùng hơn 300 năm nay, và câu bạn hỏi tới đã được thêm vào lời kinh của Chúa, do đó câu này trở thành một phần của “Kinh Lạy Cha Tin Lành”, như người ta thường nói.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa chú giải, mọi người nhận rõ đây là một câu được thêm vào sau này, không thực sự thuộc về Kinh thánh. Chính vì thế mà những bản dịch Kinh thánh sau bản King James, kể cả những bản văn gần đây nhất, đều đã loại cây này ra khỏi bản văn và chỉ nói đến nó ở phần cước chú như một phần thêm vào, không xác thực.

Các bản dịch dưới sự bảo trở của người công giáo không bao giờ thêm vào câu đó. Vậy, vì thực sự nó không phải là một câu Kinh thánh do đó, không có trong kinh “Lạy Cha” công giáo.

Dĩ nhiên, ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục truyền thống phụng vụ xưa bằng cách đọc chung với nhau câu tôn vinh này trong thánh lễ ngay sau kinh Lạy Cha.

 

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art