Thứ Năm, 25 Tháng Bảy, 2024

Tại sao Đức Giáo Hoàng và các Giám mục được nhắc đến trong kinh nguyện Thánh Thể?

Tại sao Đức Giáo Hoàng và các Giám mục được nhắc đến trong kinh nguyện Thánh Thể? - 1

Trong nghi thức Rôma, linh mục cử hành nêu tên Đức Giáo Hoàng và Giám mục địa phương trong kinh nguyện Thánh Thể, ngay sau khi truyền phép bánh rượu. Quy tắc này xuất phát từ đâu và được giải thích như thế nào?

" Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu, để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến, cùng với Đức Giáo Hoàng T., Đức Giám Mục T., chúng con  và toàn thể hàng giáo sĩ." Công thức này, chỉ khác nhau đôi chút tùy theo kinh nguyện Thánh Thể mà linh mục cử hành chọn, vang lên như một điệp khúc trong tai các giáo dân. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo giải thích lý do tại sao linh mục luôn nhắc đến tên của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm và Giám mục địa phương giữa kinh nguyện Thánh Thể: Toàn thể Hội Thánh hiệp nhất với lễ dâng và lời chuyển cầu của Đức Kitô. Được trao phó sứ vụ của Thánh Phêrô trong Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng được liên kết với mọi cử hành Thánh Thể, nơi ngài được nêu danh như dấu chỉ và người phục vụ sự hiệp nhất của Hội Thánh hoàn vũ. Giám mục địa phương luôn chịu trách nhiệm về Thánh Thể, ngay cả khi do một linh mục chủ tế; tên của ngài được đọc lên để chỉ rõ ngài chủ tọa Hội Thánh địa phương, giữa hàng linh mục đoàn và với sự trợ giúp của các phó tế. Cộng đoàn cũng cầu nguyện cho tất cả các thừa tác viên, những người cùng với và cho cộng đoàn dâng hy lễ Thánh Thể. (GLCG 1369).

Giám mục, đại diện cho Đức Giáo Hoàng, cũng được nêu tên, vì ngài là người bảo vệ sự hiệp nhất của Hội Thánh tại địa phương.

Một dấu chỉ của sự hiệp nhất

Một cử chỉ khác mà linh mục thực hiện cách kín đáo trong Thánh lễ cũng nhắc nhở về sự hiệp nhất mà Hội Thánh trân quý, đó là khi ngài bẻ một phần nhỏ của bánh đã truyền phép và thả vào chén Máu Thánh Chúa Kitô. Nhà thần học người Đức Nikolaus Gihr giải thích điều này trong cuốn "Hy tế Thánh của Thánh lễ" bằng cách liên hệ cử chỉ này với một tập tục của Hội Thánh sơ khai:

Việc tham dự cùng một Hy tế Thánh được xem như một dấu chỉ và bảo chứng của sự hiệp thông trong Hội Thánh; để chứng minh và duy trì điều này, các Giáo Hoàng và Giám mục gửi cho các Giám mục khác, hoặc cho các linh mục, những phần bánh đã truyền phép, mà người nhận sẽ thả vào chén thánh và tiêu thụ... Tập tục này tồn tại ở Rôma cho đến khoảng thế kỷ thứ chín. Vào Chúa nhật và các ngày lễ, Đức Giáo Hoàng gửi Thánh Thể cho các linh mục phụ trách việc phụng vụ trong các nhà thờ của thành phố, như một biểu tượng của sự hiệp thông với vị lãnh đạo của Hội Thánh và dấu chỉ cho thấy họ được phép cử hành.

Cử chỉ này, cũng như truyền thống đưa Đức Giáo Hoàng và Giám mục vào kinh nguyện Thánh Thể, nhắc nhở lời mời gọi của Thánh Phaolô là hãy nên một thân thể: "chúng ta tuy nhiều người, nhưng trong Đức Kitô, chúng ta chỉ là một thân thể duy nhất, và mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể." (Rm 12, 5)

Theo Philip Kosloski - Aleteia - ngày 20/07/24

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art